Tiểu thương Hà Nội trăn trở trước làn sóng dịch bệnh mới

(Ngày Nay) - Khu chợ tạm Mễ Trì Thượng từ sáng nay đã có phần im ắng lạ thường, ai cũng tự trang bị cho mình 1-2 lớp khẩu trang và xì xầm bàn tán về trường hợp của bệnh nhân 447 sống cách đó chỉ hơn 100 m. Các tiểu thương và nhiều hộ kinh doanh sống trong khu vực này đều có chung những trăn trở: dịch bệnh có còn lan rộng và những ngày giãn cách liệu có quay trở lại.
Tiểu thương Hà Nội trăn trở trước làn sóng dịch bệnh mới ảnh 1

Sau hơn 1 ngày xuất hiện ca mắc COVID-19, các tiểu thương tại khu chợ Mễ Trì Thượng phần nào cảm thấy tác động của dịch bệnh.

Từ sáng ngày 29/7, anh Hợp – chủ hàng nước đối diện chợ Mễ Trì Thượng, như "ngồi trên đống lửa" khi biết tin có ca mắc COVID-19 ngay trong làng mình. 

Ngay sau khi thành phố Hà Nội phát hiện ca mắc COVID-19 trong cộng đồng là bệnh nhân 447, khu vực ngõ 230 đường Mễ Trì Thượng đã được chính quyền địa phương lập hàng rào cách ly một phần. Các hộ dân không thuộc diện cách ly thì phải ở trong nhà, "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

Tiểu thương Hà Nội trăn trở trước làn sóng dịch bệnh mới ảnh 2

Dù liên tục nghe ngóng tin tức về tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng, nhưng nhiều người như anh Hợp không ngờ có ngày “cơn bão COVID-19” đổ bộ vào làng mình

"Nghe tin xong tôi nóng hết cả ruột, cứ ngỡ dịch bệnh nó chỉ ở đâu đó xa lắm chứ không ngờ lại ngay sát mình. Càng sửng sốt hơn khi người mắc lại chính là họ hàng xa", anh Hợp nói.

Đều đặn mỗi ngày, người đàn ông 42 tuổi mở hàng từ 5 giờ sáng, có những ngày hè trời nóng người ta đổ ra đường hóng mát, uống nước tới gần 10 giờ tối. 

"Thế mà chỉ sau một buổi, sinh viên với người lao động đổ xô về quê cả, tối hôm qua tôi phải dọn hàng từ 8 rưỡi tối”, anh Hợp chia sẻ.

Có khách nào tới, anh Hợp lại niềm nở chào hỏi rồi nhanh tay rửa cốc, không quên tráng thêm một lần nước sôi để đảm bảo vệ sinh cho khách, trước khi rót nước.

“Tôi thì mở hàng nước còn vợ thì có hàng cháo ngay đối diện nên hai vợ chồng rất lo lắng vì phải tiếp xúc với nhiều người, nhưng vẫn phải ra đường đi làm để nuôi hai con ăn học”, anh Hợp nói. “Phần lớn các hộ trong làng đều bán ruộng đất cả, bây giờ thu nhập chỉ dựa vào cảnh buôn bán ở chợ. Nếu phải nằm nhà như đợt giãn cách trước thì rất khó khăn”.

Tiểu thương Hà Nội trăn trở trước làn sóng dịch bệnh mới ảnh 3

Lo sợ dịch bệnh bùng phát, một số cửa hiệu gần khu vực có bệnh nhân mắc COVID-19 đã đóng cửa.

Cứ 5 giờ sáng, bà Quy lại đạp xe ra đồng hái vài mớ mồng tơi, rau đay, thêm ít loại rau thơm rồi xếp đủ 2-3 mẹt để đem ra chợ bán.

Hơn 70 tuổi, nhưng bà Quy vẫn cho rằng mình may mắn hơn nhiều người xung quanh vì vẫn còn ruộng đất để trồng ít rau kiếm đồng ra đồng vào, không phải sống dựa vào con cháu.

“Hôm qua con cái nó còn cấm tôi không được đi chợ, vì sợ mắc bệnh. Nhưng đã thành thói quen rồi, không đi chợ lại buồn, vả chăng tôi cũng đeo khẩu trang đầy đủ nên có lo là chỉ lo vắng khách”, bà Quy vừa nói vừa vun vén vài mớ rau ít ỏi xung quanh.

Tiểu thương Hà Nội trăn trở trước làn sóng dịch bệnh mới ảnh 4

Mọi ngày, gánh rau của bà Quy chỉ cần tới 10 giờ sáng là đã hết, còn hôm nay thì chắc tới trưa cũng chưa chắc đã bán hết,

“Ngày hôm qua người ta đổ ra chợ còn đông hơn mọi khi, họ mua đủ cả trứng, mỳ, rau, đậu. Mấy hàng thịt lợn còn bán được hết 2 con lợn, có nhà còn mua nửa con để tủ lạnh tích trữ, mình bán rau thì chắc là chậm hơn người ta, sáng không hết thì chiều lại ra bán tiếp”, bà cụ cười.

Ngồi cách đó vài bước chân, chị Trang – giáo viên Tiểu học, cho biết ngày hè học sinh được nghỉ nên tranh thủ đem vịt nhà nuôi đi bán, nhưng ngày hôm nay hàng quán đóng cửa, chợ thì chỉ có vài khách quen tới hỏi mua.

“Nhà tôi chỉ nuôi vịt bán theo lứa, cứ 5 tháng xuất chuồng là đem ra chợ bán dần. Biết là hôm nay có dịch nhưng mà vẫn phải bán đỡ đi để có tiền phụ chồng cải thiện thu nhập”, chị Trang nói. “Dịch thì ai cũng lo cả về sức khỏe và kinh tế, chỉ mong mọi thứ đều trong tầm kiểm soát để buôn bán ổn định”.

Tiểu thương Hà Nội trăn trở trước làn sóng dịch bệnh mới ảnh 5

Tại ngõ 44 Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) cách không xa nhà hàng nơi bệnh nhân 447 làm việc, không khí tại khu chợ tạm vẫn không thay đổi, dù một phần sinh viên đã về quê nhưng theo các tiểu thương phản ánh công việc kinh doanh vẫn ổn, giá cả không biến động.

Chị Hà – tiểu thương bán cốm, cho biết ngay sáng hôm qua (29/7) chị nhận được không ít tin nhắn từ bạn bè về tin có ca nghi nhiễm COVID-19 làm việc tại địa chỉ 106 Trần Thái Tông.

Tiểu thương Hà Nội trăn trở trước làn sóng dịch bệnh mới ảnh 6

Khu chợ "cóc" trong ngõ 44 Trần Thái Tông, gần nhà hàng nơi bệnh nhân 447 làm việc, không bị ảnh hưởng lớn bởi tin tức dịch bệnh.

“Lúc đọc xong cũng lo lắng, cảm thấy quan ngại hơn đợt dịch trước vì thấy báo đài phản ánh virus lần này phức tạp hơn mà mình thì lại ngay gần nơi có dịch. Một phần nữa là nếu dịch bệnh lan rộng có lẽ lại tiếp tục giãn cách xã hội, lúc đó thu nhập gần nhưng không có”, chị Hà nói.

Tiểu thương Hà Nội trăn trở trước làn sóng dịch bệnh mới ảnh 7

Thời tiết nóng nực, nhiều tiểu thương bỏ tạm khẩu trang khi không có khách.

Theo chị Hà, ngay sau khi những người làm việc trong cơ sở kinh doanh trên được đưa đi cách ly, các tiểu thương đều đồng loạt đeo khẩu trang, khi về nhà đều có ý thức rửa tay để tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

“Nhìn chung có ít người đi chợ sáng hơn thường ngày vì có dịch, các hộ kinh doanh ở đây từ hôm qua đã bắt đầu dọn ít hàng hơn, chỉ bán đủ trong ngày”, chị Hà nói. “Không chỉ riêng từ hôm qua, mà khi dịch bệnh xuất hiện mọi người xung quanh tôi đều đeo khẩu trang đầy đủ, dù sao thì cũng phải tự mình có ý thức bảo vệ cho mình, kế đó là giữ gìn cho khách.”

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?