TikTok đe dọa sự tồn vong của Facebook

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - TikTok đang trên đà vượt qua quy mô quảng cáo toàn cầu của Twitter và Snapchat trong năm nay và sánh ngang với "gã khổng lồ" YouTube trong vòng 2 năm. Sự nổi lên của nền tảng chia sẻ video này cũng đang đe dọa tới sự tồn tại của mạng xã hội Facebook.
TikTok đe dọa sự tồn vong của Facebook

Nền tảng chia sẻ video do Trung Quốc sở hữu được dự báo sẽ bắt kịp YouTube vào năm 2024 khi cả hai được dự đoán sẽ thu về 23,6 tỷ USDdoanh thu quảng cáo, mặc dù TikTok chỉ được ra mắt trên toàn cầu sau đối thủ 12 năm.

Năm ngoái, TikTok đã vượt qua Snapchat, vốn được coi là mạng xã hội hàng đầu dành cho thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi 20 tại phương Tây, tới cuối năm nay, TikTok sẽ vượt qua Twitter. Nền tảng này được dự đoán sẽ tăng gấp 3 doanh thu quảng cáo trên toàn thế giới, lên 11,6 tỷ USD, nhiều hơn 10,44 tỷ đô la của Snapchat và Twitter cộng lại.

“Cơ sở người dùng của TikTok đã tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua và lượng thời gian người dùng dành cho ứng dụng quả thực là phi thường,” Debra Aho Williamson, nhà phân tích của công ty Insider Intelligence, cho biết. “TikTok đã vượt xa nguồn gốc của nó là một ứng dụng để hát nhép và nhảy múa. Nó tạo ra xu hướng và thúc đẩy kết nối sâu sắc với những người sáng tạo để thu hút người dùng, hết video này đến video khác”.

TikTok đã có người dùng thứ một tỷ vào năm 2021, 4 năm sau khi ra mắt toàn cầu, bằng một nửa thời gian so với Facebook, YouTube hoặc Instagram và nhanh hơn 3 năm so với WhatsApp. Đầu tuần này, các nhà phân tích tại data.ai đã sửa đổi dự đoán rằng TikTok sẽ đạt 1,5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trong năm nay, sau khi phân tích cho thấy nó đã vượt mốc 100 triệu người dùng trong vòng 3 tháng đầu tiên.

Công ty đang giành chiến thắng trong cuộc chiến giành lòng tin của người dùng mạng xã hội trẻ tuổi, trong khi mạng xã hội Facebook đang chứng kiến ​​sự sụt giảm lớn nhất ở độ tuổi này.

TikTok cũng ngày càng trở nên gây nghiện. Mặc dù nền tảng được cho là bị hạn chế đối với những người từ 13 tuổi trở lên, khoảng 16% trẻ em từ 3-4 tuổi đã biết xem nội dung trên TikTok. Tỷ lệ này tăng lên 29% trong tổng số trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 7 tuổi.

Năm ngoái, người dùng TikTok điển hình đã dành trung bình 19,6 giờ mỗi tháng trên ứng dụng, ngang bằng với Facebook, công ty dẫn đầu toàn cầu về thời gian người dùng dành cho mạng xã hội. Đối với TikTok, con số này thể hiện mức tăng gần gấp 5 lần chỉ trong 4 năm, tăng từ 4,2 giờ vào năm 2018.

Sam O’Brien, giám đốc tiếp thị tại công ty tiếp thị hiệu suất Affise cho biết: “Facebook luôn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong việc thống trị người dùng. Nhưng có vẻ như họ không thể thuyết phục người dùng trung thành của TikTok quay trở lại nền tảng của mình. TikTok đã tìm ra cách riêng của mình để cung cấp cho nền tảng một chất lượng gây nghiện."

Dù vậy, hai "át chủ bài" của Meta vẫn thống trị thị trường mạng xã hội, Facebook có 2,9 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng và Instagram có 2 tỷ người. Mặc dù vậy, vào tháng trước, mối đe dọa từ TikTok đã khiến Meta phải thuê một công ty vận động hành lang để coi TikTok là “mối đe dọa thực sự, đặc biệt là khi một ứng dụng thuộc sở hữu nước ngoài”.

“Meta hiểu mình đang trong cuộc chiến chống lại TikTok vì trái tim, khối óc và sự chú ý của thế hệ trẻ, vốn chiếm một phần quan trọng của thị trường truyền thông xã hội,” ông O’Brien nói. “TikTok đã trải qua sự tăng trưởng đáng kinh ngạc về lượng người dùng kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.”

Các chiến thuật hạ bệ TikTok của Meta đánh vào mối nghi ngờ được thúc đẩy dưới thời chính quyền Trump rằng các công ty Trung Quốc, từ gã khổng lồ viễn thông Huawei đến ByteDance - công ty mẹ của TikTok, đều gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia tại Mỹ.

Hai năm trước, Ấn Độ, một trong những thị trường lớn nhất thế giới về mạng xã hội, đã cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm cả TikTok. Tuy nhiên, kế hoạch của cựu Tổng thống Donald Trump buộc ByteDance bán các hoạt động quốc tế của mình cho một công ty Mỹ, chẳng hạn như Microsoft hoặc Oracle, đã không thành công sau khi ông thất cử.

ByteDance cũng phải chịu áp lực trên sân nhà khi chính quyền Bắc Kinh cũng tìm cách kiềm chế sức mạnh của những ''gã khổng lồ'' công nghệ của đất nước. Tháng 5 năm ngoái, người đồng sáng lập ByteDance - ông Zhang Yiming, bất ngờ tuyên bố từ chức giám đốc điều hành công ty.

Tháng 12, ByteDance được mệnh danh là "kỳ lân" lớn nhất thế giới với mức định giá 353 tỷ USD, tăng từ 80 tỷ USD chỉ trong một năm trước đó. Các thị trường hy vọng về một đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của TikTok trong tương lai.

Trong khi Meta vẫn là một doanh nghiệp lớn hơn nhiều và doanh thu tăng 37% vào năm ngoái, lên 118 tỷ USD, CEO Mark Zuckerberg cảm thấy cần phải thực hiện một cuộc phản công thương mại để củng cố và đa dạng hóa mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo của mình.

Luôn nhanh chóng bắt kịp những đổi mới thành công của các đối thủ, Meta đang khám phá việc tung ra các đồng tiền ảo, được nhân viên đặt biệt danh là “Zuck bucks”, cho người dùng Facebook và Instagram mua và sử dụng, theo một chiến lược rất giống với chiến lược đã được TikTok sử dụng rất thành công.

Đầu tuần này, có thông tin cho rằng TikTok hiện là ứng dụng sinh lợi nhất trên thế giới để mua hàng trong ứng dụng. Người dùng TikTok đã chi 840 triệu USD cho loại tiền ảo của mạng xã hội này nhằm quyên tặng cho những người sáng tạo video.

Các kế hoạch đa dạng hóa doanh thu của Mark Zuckerberg theo sau màn ra mắt thảm họa của Lasso - nền tảng được cho là bắt chước TikTok, vào năm 2018 và đóng cửa chỉ sau 18 tháng.

Bất chấp việc Meta cho ra mắt tính năng chia sẻ video mang tên Reels trên Instagram vào năm 2020 và Facebook vào năm ngoái, đà phát triển của TikTok không có dấu hiệu chậm lại.

Jamie MacEwan, nhà phân tích truyền thông cấp cao tại Anh cho biết: “Một số người trẻ đã hoàn toàn rời bỏ Facebook hoàn toàn.''

Theo The Guardian
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.