Tìm hiểu nghệ thuật hài kịch 650 tuổi của Nhật Bản tại Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hài kịch Kyogen Nhật Bản đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể và là loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời mà người Nhật tự hào giới thiệu với bạn bè quốc tế.
Hai cha con nghệ sỹ Ogasawara Tadashi (phải) và Ogasawara Hiroaki biểu diễn tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Ảnh: TTXVN.
Hai cha con nghệ sỹ Ogasawara Tadashi (phải) và Ogasawara Hiroaki biểu diễn tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Ảnh: TTXVN.

Tối 10/5, khán giả Thủ đô đã được thưởng thức hài kịch Kyogen – bộ môn nghệ thuật 650 năm tuổi của Nhật Bản ngay tại không gian cổ kính của Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Kyogen đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể và là loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời mà người Nhật tự hào giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Chương trình “Thế giới của hài kịch Kyogen” bao gồm 2 phần: Giới thiệu khái quát về hài kịch truyền thống Kyogen và vở kịch "Bonsan" với sự trình diễn của hai cha con nghệ sỹ Ogasawara Tadashi và Ogasawara Hiroaki.

Vở kịch mở ra thời buổi thịnh hành thú chơi cây cảnh Bonsai. Người đàn ông nọ quen biết một người giàu có sưu tầm cây cảnh Bonsai. Ông nài nỉ xin một chậu cây nhưng người nhà giàu nhất quyết không cho. Một đêm nọ, ông ta quyết định đến dinh thự của người này lấy trộm. Người đàn ông lẻn vào từ cửa sau và trong lúc đang đắn đo chọn lựa thì chủ nhà phát hiện. Người này nhanh chóng thu mình trốn trong bóng của chậu cây Bonsai và từ đó những tình huống hài hước đã diễn ra.

Nghệ sỹ Ogasawara Tadashi cho hay ông rất vinh hạnh khi có thể biểu diễn hài kịch Kyogen trước các khán giả Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.

“Kyogen là một loại hình nghệ thuật của sự tưởng tượng. Sân khấu của Kyogen không có những đạo cụ cồng kềnh hay chi tiết phức tạp. Tôi lựa chọn vở diễn về cây cảnh Bonsai - một chủ để gần gũi với người dân Việt Nam đồng thời cũng có vài câu thoại bằng tiếng Việt. Do đó, khán giả có thể vượt qua rào cản ngôn ngữ, cảm nhận sức hấp dẫn của Kyogen và có những tràng cười thoải mái,” nghệ sỹ bày tỏ.

Nghệ sỹ cho hay ông đã đến Việt Nam năm 2022 và có cơ hội tìm hiểu về đời sống tại Việt Nam, nhận ra nhiều điểm chung trong văn hóa, nghệ thuật và nhận thức của người dân hai nước, do đó, ông rất hào hứng được biểu diễn phục vụ khán giả trong 3 ngày từ 10-12/5.

Nhân dịp này, ông cũng mang theo 20 chiếc mặt nạ Nohgaku do chính ông chế tác. Nohgaku là tên gọi của nghệ thuật sân khấu truyền thống Nhật Bản bao gồm kịch Noh và Kyogen. Các tác phẩm này được trưng bày tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám trong suốt thời gian diễn ra sự kiện “Thế giới của hài kịch Kyogen.”

Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cho hay người Nhật Bản và Việt Nam có điểm tương đồng là yêu thích sự hài hước, do đó, chương trình này sẽ mang đến tiếng cười cho khán giả Việt Nam và những người Nhật đang sinh sống tại Thủ đô.

“Thông qua chương trình biểu diễn hài kịch Kyogen tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, một biểu tượng của Thủ đô Hà Nội và đất nước Việt Nam, tôi hy vọng các khán giả cũng có thể cảm nhận và khám phá ra những nét tương đồng gần gũi trong văn hóa Việt Nam-Nhật Bản,” Đại sứ bày tỏ.

Về phía đơn vị đồng hành tổ chức, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho hay đây là địa điểm diễn ra nhiều sự kiện ngoại giao, văn hóa quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản như chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản năm 2017, trình diễn thư pháp của "Đại sứ giao lưu văn hóa Nhật Bản" Takeda Souun năm 2013...

“Trình diễn Kyogen tại Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám có thể ví như một sự gặp gỡ và kết nối di sản giữa hai nước. Tôi hy vọng rằng chương trình biểu diễn thú vị và ý nghĩa này sẽ góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước,” ông Lê Xuân Kiêu chia sẻ.

Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.