Tìm lại sự nhộn nhịp của Phố Hiến xưa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Phố Hiến (Hưng Yên) từng là một thương cảng cổ nổi tiếng của Việt Nam, là một đô thị trải dài theo bờ tả ngạn sông Hồng, nổi tiếng trong câu ca "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến".
Khách du lịch tham quan chùa Nôm (Văn Lâm, Hưng Yên). Ảnh tư liệu: Phạm Kiên/TTXVN.
Khách du lịch tham quan chùa Nôm (Văn Lâm, Hưng Yên). Ảnh tư liệu: Phạm Kiên/TTXVN.

Với quyết tâm tìm lại hình ảnh một Phố Hiến xưa sôi động, sầm uất, HĐND tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt Dự án xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch và phát triển kinh tế dọc sông Hồng, với tổng mức đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng và coi đây khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Trần Minh Hải, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hưng Yên cho biết, thời gian qua, tỉnh Hưng Yên đã mời gọi các nhà đầu tư quan tâm, có khát vọng đầu tư dự án xây dựng và phục dựng Phố Hiến xưa thành một khu du lịch lịch sử văn hóa quy mô lớn, đồng bộ và độc đáo mang tầm quốc gia, quốc tế, hướng tới một di sản văn hóa thế giới.

Để hỗ trợ nhà đầu tư khi triển khai dự án xây dựng và phục dựng Phố Hiến xưa, tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải rà soát, nghiên cứu báo cáo tiền khả thi Dự án xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, lập báo cáo tiền khả thi dự án gặp nhiều khó khăn về thể chế, cơ chế, chính sách, cách vận hành. Trước những khó khăn đó, tỉnh nghiên cứu đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, cơ quan, đơn vị có liên quan chung tay, tháo gỡ.

Bên cạnh việc nỗ lực triển khai các bước trong công tác trình thẩm định, xét duyệt, ngày 6/7/2023, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 368/NQ-HĐND phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng. Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư là 9.275 tỷ đồng, đi qua các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động và thành phố Hưng Yên. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 đến năm 2027.

Tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch và phát triển kinh tế dọc sông Hồng có điểm đầu tại Km0+000, ranh giới tỉnh Hưng Yên và Hà Nội tại Km76+984 trên đường ĐT.378 (đê sông Hồng), xã Xuân Quan, huyện Văn Giang; điểm cuối khoảng Km55+680 giao đê tả sông Hồng tại Km133+500, xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên. Tuyến đường có tổng chiều dài tuyến đường là gần 56 km.

Trên tuyến dự kiến sẽ xây dựng 2 cầu vượt qua kênh thủy lợi tại Trạm bơm Liên Nghĩa, Trạm bơm Nghi Xuyên và cầu Nghi Xuyên phù hợp với quy mô qua sông, kênh thủy lợi. Thiết kế các nút giao bảo đảm phù hợp quy hoạch, bảo đảm an toàn giao thông và năng lực thông xe qua các nút giao. Dải phân cách bó vỉa và được trồng cây xanh tạo cảnh quan trên dải phân cách giữa. Mở dải phân cách giữa tại các vị trí quy hoạch có các đường ngang lớn và các điểm quay xe tại các khu đô thị. Các đoạn qua khu đô thị xây dựng vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng 5,0m. Trên hè lát đá, lát gạch, bên dưới bố trí các công trình ngầm (đường ống thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện). Dọc hai bên hè đường bố trí các hố trồng cây với khoảng cách giữa các hố trung bình 8,0m.

Ông Trần Minh Hải cho biết, ngay sau khi có Nghị quyết của HĐND tỉnh, Sở Giao thông Vận tải đã phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương có dự án đi qua khẩn trương thực hiện các bước tiếp theo nhằm sớm đưa dự án vào triển khai thực hiện. Đồng thời, UBND tỉnh đã có văn bản báo cáo các bộ, ngành có liên quan xem xét, thẩm định dự án.

Hiện, Sở đang tiến hành lựa chọn nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với Dự án xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng. Trong quá trình triển khai lập báo cáo, căn cứ ý kiến đóng góp của các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, Sở sẽ phối hợp với các sở, ngành chức năng, các địa phương và đơn vị tư vấn tính toán sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng dự án.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Lê Huy khẳng định, việc xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thiết yếu của tỉnh Hưng Yên nói riêng, của khu vực nói chung theo quy hoạch được phê duyệt. Dự án sẽ nâng cao nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân và khai thác được quỹ đất dọc hai bên tuyến, phát triển và hình thành các cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dịch vụ du lịch... thu hút đầu tư trên địa bàn các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động và thành phố Hưng Yên.

"Khi dự án đi vào hoạt động sẽ hình thành tuyến đường liên kết vùng kết nối các công trình di sản văn hóa, tâm linh dọc sông Hồng theo trục Thăng Long - Phổ Hiến - Tam Chúc - Bái Đính - Chùa Hương, kết nối giao thông vùng Hà Nội - Hưng Yên - Hà Nam - Ninh Bình. Đây là bước đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX", ông Nguyễn Lê Huy nhấn mạnh.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...