Một nhóm các nhà thiên văn học người Ý đã nghiên cứu các địa điểm nơi các vụ nổ vũ trụ mạnh có thể giết chết sự sống. Những vụ nổ này như siêu tân tinh và vụ nổ tia gamma, phun ra các hạt, bức xạ năng lượng cao có thể cắt nhỏ DNA giết chết sự sống.
Theo các nhà nghiên cứu, các khu vực dễ sinh sống hơn sẽ là những khu vực không có vụ nổ thường xuyên.
Tác giả chính của nghiên cứu - Riccardo Spinelli - nhà thiên văn học tại Đại học Insubria (Ý) giải thích: "Những vụ nổ vũ trụ mạnh mẽ không ảnh hưởng đáng kể đến sự tồn tại của sự sống trong thiên hà của chúng ta trong suốt lịch sử vũ trụ của nó. Nhưng những sự kiện này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc gây nguy hiểm cho sự sống trên hầu hết Dải Ngân hà".
Các nhà thiên văn học cũng xác định những nơi an toàn nhất trong suốt lịch sử của thiên hà, cách đây 11 tỷ năm. Kết quả cho thấy chúng ta hiện đang ở rìa của một loạt các khu vực có nhiều cơ hội sống sót. Nhưng trong thời trẻ của Dải Ngân hà, các cạnh của thiên hà là một lựa chọn an toàn hơn.
Trong lịch sử ban đầu của thiên hà, thiên hà bên trong có tuổi thọ khoảng 33.000 năm ánh sáng đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ với sự hình thành sao cường độ cao. Vào thời điểm này, thiên hà thường xuyên bị rung chuyển bởi những vụ nổ vũ trụ mạnh mẽ, nhưng những vùng ngoài cùng, nơi có ít ngôi sao hơn, hầu như không bị ảnh hưởng.
Đến khoảng 6 tỷ năm trước, hầu hết thiên hà thường xuyên bị tấn công bởi các vụ nổ lớn. Khi thiên hà già đi, những vụ nổ như vậy trở nên ít hơn.
Ngày nay, các vùng giữa tạo thành một vòng có độ dài từ 6.500 năm ánh sáng từ trung tâm thiên hà đến khoảng 26.000 năm ánh sáng từ trung tâm, là những khu vực an toàn nhất cho sự sống. Ở gần trung tâm hơn, các siêu tân tinh và các sự kiện khác vẫn diễn ra phổ biến. Ở vùng ven có ít hành tinh hơn và nhiều vụ nổ tia gamma hơn.
Điều may mắn là khu vực thiên hà của chúng ta hiện ngày càng thân thiện với cuộc sống hơn. Trong tương lai dài hạn của thiên hà, sẽ có ít sự kiện cực đoan gần đó có thể gây ra một vụ tuyệt chủng hàng loạt khác.
PV