Tổ công tác của Thủ tướng: 5 năm hoạt động - 5 chuyển biến lớn

0:00 / 0:00
0:00
Trong 5 năm qua, Tổ công tác của Thủ tướng đã hoạt động rất chủ động, tích cực, đúng chức trách, nhiệm vụ; trung thực trong truyền đạt đầy đủ, kịp thời ý kiến chỉ đạo, lời động viên khen ngợi, cũng như những ý kiến nhắc nhở, phê bình của Thủ tướng đến các Bộ, cơ quan, địa phương được kiểm tra, tạo được những dấu ấn nổi bật cả về phương pháp, cách thức, kết quả đạt được trong hoạt động. -
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng.

Sáng 16/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ.

Đôn đốc, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết, trong 5 năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt, động viên kịp thời của Thủ tướng, với tinh thần, trách nhiệm cao, tất cả vì công việc chung, cùng với sự ủng hộ, đồng thuận của các bộ, cơ quan, địa phương, Tổ công tác đã hoạt động rất chủ động, tích cực, thường xuyên, đúng chức trách, nhiệm vụ.

Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và trung thực trong truyền đạt đầy đủ, kịp thời ý kiến chỉ đạo, lời động viên khen ngợi, cũng như những ý kiến nhắc nhở, phê bình của Thủ tướng đến các bộ, cơ quan, địa phương được kiểm tra. Qua đó đã tạo được những dấu ấn nổi bật cả về phương pháp, cách thức cũng như kết quả đạt được trong hoạt động của Tổ công tác.

Tổ công tác đã bám sát các ưu tiên, trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành và đòi hỏi của thực tiễn để xây dựng kế hoạch công tác; tiến hành đôn đốc, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, mang tính điển hình, bao quát từ một vấn đề, từ một bộ, ngành, địa phương để tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa.

Trước nhiều cuộc kiểm tra, Tổ công tác tổ chức làm việc, nắm tình hình, lắng nghe các cơ quan tham vấn, hiệp hội doanh nghiệp phản ánh những vướng mắc, bất cập để bảo đảm sát thực tiễn; cử các đoàn tiền trạm đến rà soát, nắm tình hình cụ thể, báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác. Sau mỗi cuộc kiểm tra, Tổ công tác đều có báo cáo, kiến nghị gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình và những biện pháp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.

"Tổng cộng đã có hơn 300 nhiệm vụ cụ thể đã được Tổ công tác báo cáo, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để giao các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện", Tổ trưởng Tổ công tác cho biết.

Vừa lan tỏa, vừa tạo áp lực

Qua 5 năm hoạt động, những nỗ lực của Tổ công tác đã tác động, góp phần tạo chuyển biến quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ; kỷ luật, kỷ cương được nâng cao. Tổ trưởng Tổ công tác đã nêu 5 chuyển biến sau 5 năm hoạt động của Tổ công tác.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ giao, các đề án trong Chương trình công tác được cải thiện rất tích cực. Tỷ lệ nhiệm vụ quá hạn đến cuối năm 2020 chỉ còn 1,8%, giảm 23,4% so với thời điểm thành lập Tổ công tác. Tỷ lệ đề án chưa trình đến hết tháng 2/2021 chỉ còn 0,5%, bằng 1/4 so với cuối nhiệm kỳ trước (2,26%).

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế chuyển biến rõ rệt cả về phương pháp tiếp cận lẫn tiến độ trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Số văn bản quy định chi tiết chậm ban hành giảm thấp nhất từ trước đến nay. Đến 13/03/2021, chỉ còn 14 văn bản so với 58 văn bản nợ vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và 39 văn bản nợ vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

Kịp thời kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ thực chất nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, của người dân và doanh nghiệp. Tổ công tác đã kịp thời đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, yêu cầu các bộ, cơ quan phải rà soát, sửa đổi, bãi bỏ nhiều quy định tại 87 văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Theo Tổ trưởng Tổ công tác, nhiều vấn đề được dư luận quan tâm, bức xúc, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp chậm được xử lý, giải quyết đã được Tổ công tác phát hiện, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đôn đốc giải quyết kịp thời.

Ví dụ như việc xử lý hơn 24.000 container phế liệu nhập khẩu tồn đọng; tiêu hủy các lô hàng hải sản tồn kho cho người dân và doanh nghiệp 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, chống gian lận xuất xứ hàng hóa; vấn đề cấp phép nạo vét, khơi thông luồng lạch có tận thu; việc một mặt hàng có 2 - 3 bộ hay đơn vị thuộc bộ quản lý, cá biệt nhất là sản xuất chocolate cần 13 giấy phép chuyên ngành... Những kết quả tháo gỡ kịp thời có được nêu trên có sự nỗ lực, cầu thị của các Bộ, cơ quan.

Cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử được thúc đẩy mạnh mẽ. Qua đó, đã góp phần tích cực tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động của các bộ, cơ quan, địa phương, cắt giảm hàng nghìn thủ tục hành chính; thay đổi lề lối và phương thức làm việc, chuyển mạnh từ thủ công sang môi trường điện tử cung cấp dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Việc đưa vào vận hành 4 hệ thống thông tin nền tảng của Chính phủ điện tử đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp; giúp cắt giảm 16.200 tỷ đồng/năm chi phí xã hội (theo cách tính của OECD)

Công tác phối hợp chuyển biến tích cực. Qua hoạt động của Tổ công tác, việc phối hợp giữa VPCP với các bộ, cơ quan, địa phương ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn; nhiều nhiệm vụ khó, phức tạp, cấp bách được giải quyết, xử lý kịp thời. Các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được tiếp nhận và đề xuất giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Tổ trưởng Tổ công tác cho biết, qua 5 năm hoạt động, Tổ công tác luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, có nhiều đổi mới, sáng tạo và đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Thủ tướng giao; nhiều lần được Thủ tướng khen ngợi, động viên, được sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp. Hoạt động của Tổ công tác vừa có tác động lan tỏa mạnh mẽ; vừa tạo áp lực, thúc đẩy các cơ quan, địa phương quyết liệt hơn, ý thức trách nhiệm cao hơn trong thực thi nhiệm vụ.

Học tập sáng kiến của Thủ tướng và kinh nghiệm hoạt động của Tổ công tác, 22 bộ, 63/63 địa phương đều đã thành lập Tổ công tác để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cũng như nhiệm vụ được lãnh đạo bộ, địa phương giao.

Một trong những kinh nghiệm được Tổ trưởng Tổ công tác nêu tại Hội nghị là phải phát huy mạnh mẽ, hiệu quả vai trò người đứng đầu, trong đó có Tổ trưởng Tổ công tác, từng thành viên Tổ công tác và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được kiểm tra. Làm việc quyết liệt, công tâm, trách nhiệm, không né tránh, ngại va chạm; tất cả vì công việc và đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

Từ thực tiễn hoạt động và kết quả đạt được, Tổ trưởng Tổ công tác kiến nghị Thủ tướng tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện để Tổ công tác tiếp tục phát huy hiệu quả, có nhiều đóng góp tích cực hơn nữa trong thời gian tới.

Theo Chính phủ
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.