Tọa đàm về độc lập tư pháp và một số vấn đề về cải cách tư pháp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 14/5, Ban Nội chính Trung ương tổ chức tọa đàm về “Độc lập tư pháp và một số vấn đề về cải cách tư pháp” để phục vụ xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.
Các chuyên gia, nhà khoa học phát biểu tại tọa đàm.
Các chuyên gia, nhà khoa học phát biểu tại tọa đàm.

Ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo xây dựng Đề án chủ trì tọa đàm.

Tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung trao đổi, thảo luận 6 nhóm vấn đề gồm thống nhất nhận thức về nội hàm các thuật ngữ pháp lý; về đề nghị thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia; cải cách tư pháp trong Tòa án; vấn đề cải cách tư pháp trong Viện Kiểm sát; về tiếp tục thực hiện chủ trương thu gọn đầu mối cơ quan điều tra; tiếp tục thực hiện chủ trương thống nhất đầu mối cơ quan quản lý Nhà nước về thi hành án.

Phát biểu tại tọa đàm, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết, cải cách tư pháp là một vấn đề được Đảng, Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đến nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề cả về nhận thức và thực tiễn cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.

Tại tọa đàm, các ý kiến thảo luận của đại biểu đã thống nhất cao về quyền tư pháp, cơ quan tư pháp; trong đó, quyền tư pháp là quyền sử dụng quyền lực Nhà nước để phán xử, giải quyết các tranh chấp và phán quyết một số vấn đề liên quan đến quyền công dân, con người... Về cơ quan tư pháp, phải khẳng định Tòa án là cơ quan tư pháp, các cơ quan khác tham gia hoạt động tư pháp và tham gia vào quá trình Tòa án thực hiện quyền tư pháp.

Tọa đàm về độc lập tư pháp và một số vấn đề về cải cách tư pháp ảnh 1
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc phát biểu tại tọa đàm.

Về khái niệm độc lập tư pháp bao gồm nội hàm rộng nhất là độc lập giữa quyền tư pháp với quyền hành pháp, với quyền lập pháp; độc lập giữa thẩm phán, hội thẩm trong xét xử; tính độc lập tùy mức độ khác nhau giữa các cơ quan tham gia vào hoạt động tư pháp.

Xung quanh việc thành lập Hội đồng tư pháp quốc gia, các ý kiến đại biểu đều thống nhất cao, việc này có thể triển khai trước năm 2030, là một mô hình đảm bảo tính độc lập, không thuộc cơ quan nào. Đối với việc tổ chức Tòa án để bảo đảm tính độc lập, các đại biểu cho rằng, tổ chức Tòa án theo các cấp sơ thẩm, phúc thẩm không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.

Bên cạnh đó, rất nhiều ý kiến đề nghị cần đổi mới chế định Hội thẩm nhân dân để có tính thực chất, phát huy được khả năng, kinh nghiệm, thẩm quyền cũng như đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân; về vấn đề cải cách tư pháp trong Viện kiểm sát lưu ý việc đảm bảo quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.../.

Thủ đô Hà Nội - Đầu tàu dẫn dắt, lan tỏa phát triển kinh tế
Thủ đô Hà Nội - Đầu tàu dẫn dắt, lan tỏa phát triển kinh tế
(Ngày Nay) - Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa và xã hội mà còn là động lực kinh tế quan trọng bậc nhất cho khu vực phía Bắc, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước. Với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại và phát triển, cùng với sự hội tụ của các nguồn lực kinh tế, Hà Nội đang đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
Các đại biểu Việt Nam và Nhật Bản chụp ảnh lưu niệm tại Lễ kỷ niệm.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập trường Đại học Việt Nhật
(Ngày Nay) - Sáng ngày 12/10, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tới tham dự Lễ Khai giảng năm học mới 2024-2025 tại Trung Tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia NIC. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập trường Đại học Việt Nhật với chủ đề "Vì tương lai Thế hệ trẻ Việt Nam".
Người dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Niamey, Niger. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Lũ lụt ảnh hưởng đến 6,6 triệu người ở Tây và Trung Phi
(Ngày Nay) - Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) ngày 11/10 cho biết số người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở khu vực Tây và Trung Phi đang tiếp tục tăng lên, hiện ở mức 6,6 triệu người tại 16 quốc gia.