Toan tính của Ngoại trưởng Mỹ khi tới thăm Bắc Kinh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gặp người đồng cấp Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tuần tới, sẽ có nhiều điều bất đồng, từ vấn đề Đài Loan đến tranh chấp công nghệ và thương mại. Nhưng cả hai sẽ cố gắng trả lời cùng một câu hỏi: Làm thế nào để hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tránh được một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?
Toan tính của Ngoại trưởng Mỹ khi tới thăm Bắc Kinh

Mối quan hệ giữa hai siêu cường đã trở nên căng thẳng trong vài năm qua và rơi xuống mức tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ vào tháng 8 năm ngoái, khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó là bà Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan. Ngay sau đó, quân đội Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự với quy mô chưa từng có xung quanh hòn đảo này.

Kể từ đó, chính quyền của Tổng thống Joe Biden cho biết họ hy vọng sẽ xây dựng "nền tảng cho mối quan hệ" và đảm bảo rằng sự cạnh tranh giữa hai nước không biến thành xung đột. Ông Biden đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11 năm ngoái, với mục tiêu như trên và cả hai nhà lãnh đạo đã cam kết liên lạc thường xuyên hơn.

Vấn đề trở nên phức tạp hơn, khi Lầu Năm Góc cho biết hôm thứ Năm rằng một khinh khí cầu do thám Trung Quốc bị nghi ngờ đã bay qua không phận nước Mỹ trong vài ngày.

Hiện chưa rõ vụ việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chuyến đi của ông Blinken, trong thời gian đó ông dự kiến sẽ gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương và có thể cả ông Tập.

Toan tính của Ngoại trưởng Mỹ khi tới thăm Bắc Kinh ảnh 1

Tân Ngoại trưởng Tần Cương vốn không xa lạ gì với người Mỹ do từng làm Đại sứ Trung Quốc tại Washington.

Một điểm nóng quan trọng khác là áp lực kinh tế ngày càng tăng của Mỹ nhắm vào Trung Quốc, bao gồm cả các biện pháp kiểm soát xuất khẩu có thể cản trở ngành sản xuất chip của nước này.

Với một thỏa thuận mới với chính phủ Philippines, Mỹ sẽ tiếp cận nhiều hơn với các căn cứ quân sự và chuyến thăm Đài Loan có thể xảy ra của tân Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, các nhà phân tích coi nhiệm vụ chính của Ngoại trưởng Blinken trong các cuộc họp ngày 5-6/2 là nhằm đảm bảo cả hai nước có thể tránh được một cuộc khủng hoảng.

Jude Blanchette, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington (Mỹ), cho biết: “Tôi nghĩ mục tiêu về cơ bản là đẩy nhanh cuộc Chiến tranh Lạnh này sang giai đoạn hòa hoãn, qua đó bỏ qua Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Đây thực sự là việc thiết lập lại nền tảng của mối quan hệ và đưa ra một số thủ tục và cơ chế để có thể giải quyết một số căng thẳng trong mối quan hệ".

Tìm kiếm sự ổn định

Trung Quốc cũng mong muốn có một mối quan hệ ổn định với Mỹ để họ có thể tập trung vào nền kinh tế của mình, vốn đang suy thoái sau giai đoạn "zero-COVID" và bị các nhà đầu tư nước ngoài né tránh khi lo ngại về sự can thiệp của nhà nước vào thị trường.

Trong những tháng gần đây, ông Tập đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới, tìm cách thiết lập lại quan hệ và giải quyết những bất đồng, bao gồm cả việc Australia sẽ nối lại xuất khẩu than sang Trung Quốc sau 3 năm gián đoạn. Ông cũng đã loại bỏ một số nhà ngoại giao theo phong cách “chiến lang” của mình, những người có lời lẽ cứng rắn khiến nhiều đối tác thương mại của Bắc Kinh xa lánh.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa ra một giọng điệu hòa giải trước chuyến thăm của ông Blinken, với một bài bình luận trên Nhân dân Nhật báo rằng hai nền kinh tế không thể tách rời và hai nước "nên tăng cường hợp tác để thúc đẩy sự phát triển quan hệ song phương”.

Các nhà phân tích cho biết, bất chấp những lời lẽ thực dụng như vậy, các hành động của Trung Quốc, đặc biệt là hoạt động quân sự của nước này xung quanh Đài Loan và ở Biển Đông, vẫn không hề giảm bớt.

Craig Singleton, thành viên cấp cao tại Tổ chức Bảo vệ các nền Dân chủ ở Washington, cho biết: “Những người quan sát Trung Quốc đã từng chứng kiến bài hát và vũ điệu ngoại giao tương tự này trước đây. Ông Tập hiểu rằng mình có thể đánh cược các đề nghị hòa bình đã được tuyên bố để vạch ra một lộ trình suôn sẻ hơn nhiều trong cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện tại của Trung Quốc, vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu của ông ấy".

Dù vậy, kỳ vọng cho chuyến đi lần này vẫn ở mức thấp. Trong khi ông Blinken sẽ nêu lên những lo ngại của Mỹ chẳng hạn như quan hệ đối tác "không giới hạn" của Bắc Kinh với Nga mà các nước này đã tuyên bố vài tuần trước khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra vào ngày 24/2 năm 2022, thì sẽ không có đột phá nào về vấn đề này hoặc các vấn đề lớn như Đài Loan, tranh chấp thương mại hoặc nhân quyền.

Thật vậy, chính quyền có ít chỗ để hành động hơn trong bối cảnh Quốc hội Mỹ ngày càng có quan điểm "diều hâu", nơi Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát vào tháng trước đã thành lập một ủy ban đặc biệt về Trung Quốc, vốn sẽ tập trung vào việc chống lại ảnh hưởng quốc tế ngày càng tăng của chính quyền Bắc Kinh.

Phía Washington hy vọng đạt được tiến bộ gia tăng trong các vấn đề cụ thể nhưng quan trọng hơn như đảm bảo sự hợp tác của Trung Quốc về fentanyl, sức khỏe toàn cầu, biến đổi khí hậu và các trường hợp công dân Mỹ bị giam giữ.

Về phần mình, Bắc Kinh tìm kiếm sự nhượng bộ từ Mỹ trong các lĩnh vực khác như kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn, để đổi lấy sự hợp tác lớn hơn đối với dòng chảy thuốc fentanyl bất hợp pháp từ Trung Quốc.

Theo Reuters
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.