Tôn vinh truyền thống hiếu học tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tối 3/2, tại Hồ Văn thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024. Với chủ đề "Hiếu học", Hội chữ Xuân năm nay nhằm tôn vinh đạo học, đề cao tinh thần ham học hỏi của người Việt Nam, giới thiệu nét đẹp trong nghệ thuật thư pháp đến với người dân Thủ đô và du khách.
Tôn vinh truyền thống hiếu học tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024

Hoạt động chính của Hội chữ Xuân năm nay là cho chữ, xin chữ tại Hồ Văn. Các gian lều viết chữ của 40 ông đồ được bố trí xung quanh Hồ Văn phục vụ nhu cầu của du khách đến xin chữ nhân dịp đầu Xuân năm mới. Nhà thư pháp Thanh Hải đến từ Thành phố Hồ Chí Minh không giấu được niềm vui khi tham gia Hội chữ Xuân năm nay. Ông chia sẻ, Hội chữ Xuân là hoạt động văn hóa ý nghĩa và thiết thực; được tổ chức bài bản, công phu, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, tư tưởng về đạo học, khuyến học khuyến tài. Ông cũng tâm nguyện luôn đóng góp khả năng của mình để góp phần phát triển bộ môn thư pháp nói chung, cả về thư pháp truyền thống chữ Hán - Nôm và thư pháp chữ Quốc ngữ với tầm nhìn mới, cách làm mới để mang đến nhiều giá trị mới.

Còn nhà thư pháp Nguyễn Văn Thuyết, Câu lạc bộ Thư họa UNESCO thành phố Hà Nội đã có trên 10 năm tham gia Hội chữ Xuân ở đây. Ông cho rằng, đây là hoạt động văn hóa ý nghĩa được duy trì nhiều năm, giới thiệu nét đẹp văn hóa dân tộc đến người dân.

Cũng tại Hội chữ Xuân, Triển lãm thư pháp với chủ đề "Hiếu học" trưng bày 50 tác phẩm thư pháp tại khu vực sân trước và 50 tác phẩm vòng quanh Hồ Văn. Trung tâm không gian trưng bày được thiết kế tạo nên một "Con đường chữ" với 9 hàng cột đôi như là biểu tượng cho con đường học vấn, hay chính là đạo học với trụ cột là những hiền tài của đất nước. Chữ viết trên 18 trụ cột đó đều ghi chép, viết lại các nội dung kinh điển của nho giáo, khoa cử ngày xưa. Triển lãm dùng ánh sáng kết hợp với chữ để sắp đặt, làm cho chữ viết tràn ngập không gian, tạo nên những ấn tượng nghệ thuật thị giác.

Trong khuôn khổ Hội chữ Xuân năm nay, còn có nhiều hoạt động được tổ chức để phục vụ khách du Xuân như: Tái hiện không gian giáo dục thi cử truyền thống (không gian sĩ tử đi thi, làng sĩ tử với bối cảnh không gian làng trong phố…); không gian văn hóa đọc; giới thiệu làng nghề, sản phẩm thủ công truyền thống Hà Nội, sản phẩm lưu niệm, nét văn hóa ẩm thực ngày Xuân; tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc dân tộc: quan họ, ca trù, chèo, múa rối nước, múa lân sư rồng…

Phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết: Hội chữ Xuân được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và phục vụ nhân dân đón Tết, du Xuân vui tươi, lành mạnh. Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 đã được chuẩn bị chu đáo nhằm tạo ra một sân chơi để các ông đồ có điều kiện trổ tài, sáng tác và nhân dân đi xin chữ có thể yên tâm, hân hoan mang về gia đình những bức thư pháp, thư họa viết đúng, viết đẹp với nhiều ước nguyện tốt lành.

Để đảm bảo cho du khách tới đón Xuân trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, giải quyết ùn tắc giao thông, đảm bảo công tác phòng, chống cháy nổ… tại Hồ Văn và toàn bộ khu vực Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong thời gian diễn ra Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024.

Hoạt động chính của Hội chữ Xuân năm nay là cho chữ, xin chữ tại Hồ Văn. Các gian lều viết chữ của 40 ông đồ được bố trí xung quanh Hồ Văn phục vụ nhu cầu của du khách đến xin chữ nhân dịp đầu Xuân năm mới. Nhà thư pháp Thanh Hải đến từ Thành phố Hồ Chí Minh không giấu được niềm vui khi tham gia Hội chữ Xuân năm nay. Ông chia sẻ, Hội chữ Xuân là hoạt động văn hóa ý nghĩa và thiết thực; được tổ chức bài bản, công phu, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, tư tưởng về đạo học, khuyến học khuyến tài. Ông cũng tâm nguyện luôn đóng góp khả năng của mình để góp phần phát triển bộ môn thư pháp nói chung, cả về thư pháp truyền thống chữ Hán - Nôm và thư pháp chữ Quốc ngữ với tầm nhìn mới, cách làm mới để mang đến nhiều giá trị mới.

Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 diễn ra từ ngày 3/2 đến ngày 19/2 (tức ngày 24 tháng Chạp đến mùng 9 tháng Giêng), mở cửa hàng ngày từ 8 giờ đến 22 giờ.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.