Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN

Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt trong lĩnh vực giáo dục, khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục mọi đối tượng, bất kể khả năng hay hoàn cảnh. Tuyên bố Salamanca đã đặt tiền đề cho sự hòa nhập, hướng tới môi trường học tập bình đẳng và toàn diện cho tất cả học sinh.

Bà Stefania Giannini, Trợ lý Tổng Giám đốc Giáo dục của UNESCO khẳng định mục tiêu của tổ chức không chỉ đơn thuần là hướng đến sự bình đẳng và công bằng trong giáo dục, mà còn vượt xa hơn thế. Sự đa dạng không phải là rào cản, mà ngược lại, đó chính là tài sản vô cùng quý giá cho nền giáo dục của các nước nói riêng và xã hội nói chung.

Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục ảnh 1

Bà Stefania Giannini, Trợ lý Tổng Giám đốc Giáo dục của UNESCO. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN

Sự kiện kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca được tổ chức tại trụ sở chính của UNESCO thu hút đông đảo đại biểu tham gia trực tiếp và trực tuyến. Đây là minh chứng cho sự quan tâm ngày càng cao của cộng đồng quốc tế đối với công tác giáo dục hòa nhập.

Thành tựu và thách thức sau ba thập kỷ

Ba thập kỷ qua chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong cam kết về giáo dục hòa nhập. Cộng đồng quốc tế thể hiện quyết tâm hướng đến một môi trường giáo dục không để ai bị bỏ lại phía sau. Nổi bật trong đó là việc thông qua Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) năm 2015, với mục tiêu cụ thể về giáo dục chất lượng toàn diện và công bằng cho tất cả mọi người, đồng thời thúc đẩy học tập suốt đời.

Năm 2022, tại Hội nghị thượng đỉnh về giáo dục chuyển đổi, hơn 140 quốc gia đã cam kết cải thiện hệ thống giáo dục để giải quyết ba vấn đề chính: hòa nhập, chất lượng và sự phù hợp trong giáo dục. Trong số đó, 87% quốc gia hứa hẹn xây dựng hệ thống giáo dục hòa nhập hơn.

Mặc dù thế giới đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ trong lĩnh vực giáo dục, nhưng vẫn còn 250 triệu trẻ em và thanh thiếu niên không được đến trường. Thêm vào đó, nhiều học sinh không được tiếp cận với nền giáo dục chất lượng.

Chung tay xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập

Diễn đàn Trường học Hòa nhập Toàn cầu diễn ra vào ngày 14-15/3 đã mang đến luồng gió mới cho nền giáo dục toàn cầu.

Buổi lễ tập trung vào nhu cầu thay đổi hệ thống giáo dục một cách táo bạo và đầy tham vọng. Diễn đàn hướng đến việc đào tạo giáo viên, chương trình giảng dạy, phương pháp đánh giá và nhiều khía cạnh khác để tạo nên môi trường học tập hòa nhập và hiệu quả cho tất cả học sinh.

Giáo sư Mel Ainscow, chuyên ngành Giáo dục tại Đại học Manchester, Vương quốc Anh khẳng định: "Hòa nhập không đơn thuần là một chính sách, mà là một nguyên tắc mang tính cộng đồng. Rào cản lớn nhất cho hòa nhập chính là rào cản trong tâm trí mỗi người".

Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục ảnh 2

Cộng đồng quốc tế hướng tới môi trường giáo dục công bằng. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN

Nhạc sĩ và diễn giả quốc tế J Grange, người luôn đấu tranh cho giáo dục hòa nhập, chia sẻ: "Sức mạnh nằm ở sự đa dạng, chứ không phải sự đồng nhất. Chúng ta cần loại bỏ hệ thống giáo dục áp dụng khuôn mẫu chung cho tất cả". Thông điệp từ hai chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng đều hướng tới xây dựng môi trường giáo dục công bằng, bình đẳng.

Kêu gọi sự tham gia của giới trẻ

Bà Xueli Abbing, Chủ tịch Quỹ Open Eyes và Đại sứ thiện chí của UNESCO kêu gọi giới trẻ góp phần tạo nên môi trường giáo dục hòa nhập. Những người trẻ cần biết tự bảo vệ chính mình và người lớn cần đảm bảo trẻ em phải được phổ cập trình độ học vấn cao, bất kể khả năng nhận thức và hoàn cảnh.

Tuy nhiên, giáo viên cũng cần được hỗ trợ để thực hiện giáo dục hòa nhập hiệu quả. Theo thống kê, khoảng 40% quốc gia không đào tạo giáo viên về hòa nhập.

Ông Ignas Gaiziunas, Cố vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Khoa học và Thể thao Cộng hòa Litva, đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ giáo viên. Giáo viên cần hợp tác với chuyên gia giáo dục, phụ huynh để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và xây dựng chiến lược phù hợp cho từng học sinh. Ngoài ra, cần tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo giúp giáo viên nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục hòa nhập, đồng thời trang bị cho họ kỹ năng và phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh có nhu cầu đặc biệt. Xây dựng môi trường học tập hợp tác, nơi giáo viên có thể chia sẻ khó khăn, hỗ trợ, cùng nhau học hỏi từ những kinh nghiệm thực tế.

Sự tham gia của giới trẻ và hỗ trợ cho giáo viên là hai yếu tố then chốt để thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Bằng cách trao quyền cho giới trẻ và trang bị cho giáo viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết, chúng ta có thể tạo ra một môi trường học tập bình đẳng và toàn diện cho tất cả học sinh.

Ngoài ra, cần có sự chung tay của các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng và các bên liên quan khác để xây dựng một hệ thống giáo dục hòa nhập thực sự.

Theo UNESCO
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.