Tổng Giám đốc WHO: Tác động của Covid-19 sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ tới

(Ngày Nay) - Tổng Giám đốc (TGĐ) Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết hệ lụy của đại dịch COVID-19 sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ tới.


Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 31/7, ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục mở cuộc họp lần thứ 4 để đánh giá về Covid-19.

Phát biểu tại cuộc họp, TGĐ Ghebreyesus nêu rõ: "Dịch bệnh (COVID-19) là cuộc khủng hoảng y tế xảy ra một lần trong một thế kỷ, nên tác động của nó sẽ được cảm nhận trong nhiều thập kỷ tới."

"Kết quả ban đầu của nghiên cứu về kháng thể đang đưa vẽ lên một bức tranh đồng nhất. Đó là phần lớn người dân trên thế giới vẫn dễ bị tổn thương trước loại virus này, thậm chí ở những khu vực đã xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng. Nhiều nước từng cho rằng đã qua giai đoạn tồi tệ nhất, hiện chật vật đối phó với đợt dịch bùng phát mới. Một số khu vực ít chịu tác động của dịch bệnh trong những tuần đầu dịch bệnh bùng phát, hiện ghi nhận số ca nhiễm và tử vong gia tăng", ông nói.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus luôn nhấn mạnh tổ chức này đã công bố tình trạng khẩn cấp mức cao nhất với dịch bệnh ngay từ cuối tháng 1/2020 khi mà tổng số ca nhiễm bên ngoài Trung Quốc chưa đến 100 ca và không có ca tử vong nào bên ngoài quốc gia khởi phá dịch bệnh này.

Đến nay, hơn 17,5 triệu người dân trên thế giới đã mắc bệnh, hơn 677.000 tử vong và tình trạng lây nhiễm vẫn chưa thể kiểm soát. Số ca lây nhiễm mới đặc biệt tăng nhanh trong những ngày gần đây. WHO thời gian qua cũng bị chính quyền Mỹ chỉ trích vì phản ứng quá chậm, đưa ra những khuyến cáo muộn hoặc mâu thuẫn nhau về việc đeo khẩu trang hoặc các đường lây nhiễm virus. Với lý do này, Mỹ đã chính thức kích hoạt quy trình rút khỏi WHO trong tháng 7.

Các biện pháp phong tỏa và hạn chế được áp đặt nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan đã tác động nghiêm trọng tới các nền kinh tế trong khi nhiều khu vực trên thế giới đang lo ngại xảy ra làn sóng dịch bệnh thứ hai.

Trước đó, ngày 30/7, Giám đốc chuyên môn dịch COVID-19 của WHO khẳng định tổ chức đã phản ứng tức thì với những dấu hiệu đầu tiên của đại dịch và điều động các lực lượng tham gia hành động và liên tục cập nhật thông tin. Trong khi đó, Giám đốc khẩn cấp của WHO Michael Ryan bày tỏ sự ngạc nhiên về cách ứng phó quá chậm chạp của một số quốc gia. Ông này cũng khẳng định ngay từ những ngày đầu tiên cuộc khủng hoảng vì dịch bệnh xảy ra, WHO đã tập trung cho nhiệm vụ huy động hỗ trợ kỹ thuật và vận hành cho các quốc gia trong danh sách ưu tiên lâu nay.

Infographic về Liên minh Nghị viện thế giới
Infographic về Liên minh Nghị viện thế giới
(Ngày Nay) - Được thành lập năm 1889 tại Paris và có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, Liên minh Nghị viện thế giới (Inter-parliamentary Union - IPU) là một tổ chức quốc tế tập hợp nghị viện các quốc gia có chủ quyền.
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình.