TP HCM đặt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% trong năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại Kỳ họp thứ 4, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X đã thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 2022, trong đó đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn Thành phố (GRDP) đạt 6-6,5% trong năm 2022.
TP HCM đặt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% trong năm 2022

Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế-văn hóa-xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 thống nhất xác định chủ đề năm 2022 là “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”.

Nghị quyết cũng đề ra 19 chỉ tiêu cụ thể, trong đó tốc độ tăng trưởng GRDP đạt từ 6-6,5%, duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60%; tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân khoảng 35%; chi đầu tư cho khoa học và công nghệ của xã hội đạt bình quân trên 0,75% GRDP; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 7%/năm; tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo nghề có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đạt 86,05%...

Thành phố phấn đấu năm 2022 đạt tỷ lệ 20,4 bác sỹ/10.000 dân, 42 giường/10.000 dân; tiếp tục duy trì tỷ lệ 300 phòng/10.000 dân trong đội tuổi đi học, đảm bảo 100% trẻ trong độ tuổi đến trường được đi học; duy trì 100% dân số được sử dụng nước sạch; tổng diện tích nhà ở xây dựng mới đạt 6,6 triệu m2 và diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 21,2m2/người…

Thành phố cũng phấn đấu nằm trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và nhóm 15 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính (PAR-index); đạt trên 95% người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính.

HĐND Thành phố nhất trí thông qua một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2022. Trong đó, xác định để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch COVID-19 cần xây dựng cơ chế kiểm soát, cảnh báo dịch bệnh, nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, phát huy hiệu quả hoạt động Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, tổ hỗ trợ COVID-19, tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng…

Các đại biểu HĐND Thành phố cũng quyết nghị thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố 5 năm (2021-2025).

Trong đó, xác định mục tiêu đến năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. GRDP bình quân đầu người khoảng 8.500 USD.

Đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, thành phố văn hóa, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, GRDP bình quân đầu người khoảng 13.000 USD; là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á.

Tầm nhìn đến năm 2045: Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao, GRDP bình quân đầu người khoảng 37.000 USD, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu.

Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu các chỉ tiêu phát triển chủ yếu cho giai đoạn 2021-2025 gồm: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 8%/năm, duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60%. Phấn đấu năm 2025, kinh tế số đóng góp khoảng 25% trong GRDP; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 8.500 USD; tổng vốn đầu tư xã hội chiếm khoảng 35% GRDP; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 7%/năm…

HĐND Thành phố thống nhất với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 5 năm tới được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ nay đến hết năm 2022: tập trung khắc phục hậu quả, khôi phục những đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng; hỗ trợ những doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tái gia nhập thị trường, phục hồi sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm, chăm lo an sinh xã hội và các hoạt động văn hóa-xã hội trên cơ sở thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.

Giai đoạn 2 từ năm 2023-2025: tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19; giải quyết các điểm nghẽn đối với sự phát triển nhanh và bền vững của Thành phố; tập trung mọi nguồn lực để phát huy các thế mạnh, xây dựng Thành phố trở thành trung tâm kinh tế, chính trị; trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ logistics; trung tâm du lịch; trung tâm đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ; trung tâm dịch vụ chất lượng cao về y tế, giáo dục, trung tâm văn hóa của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.