TPBank Biz – sản phẩm giữ trọn chất riêng của ngân hàng công nghệ dẫn đầu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với việc tự xây dựng và phát triển nền tảng ngân hàng số dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp, TPBank Biz đã chứng minh rõ nét những sắc riêng mà chỉ TPBank sở hữu. Đó là luôn thấu hiểu để đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm gia tăng trải nghiệm và tiện ích cho khách hàng.
TPBank Biz – sản phẩm giữ trọn chất riêng của ngân hàng công nghệ dẫn đầu

Đặt mục tiêu trở thành “người khổng lồ” ở mảng bán lẻ, TPBank đã có những bước đi khác biệt, tạo lập bản sắc và cá tính riêng cho thương hiệu ngân hàng từ 10 năm trước bằng việc lựa chọn phát triển theo hướng ngân hàng công nghệ. Mới đây, nhà băng này đã tạo ra một “cú hích” lớn khi trình làng ứng dụng TPBank Biz – một nền tảng công nghệ số “make in TPBank” được xây dựng và phát triển bởi chính đội ngũ nhân sự của ngân hàng. Quyết định này cho thấy sự sáng tạo, phát huy trí tuệ, tài năng của con người TPBank để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho khách hàng.

Bước đi khác biệt, tạo lập bản sắc riêng

Alex Jimenez, chuyên gia từ Rockland Trust nhận định, với sự phát triển của công nghệ tài chính, mỗi ngân hàng phải thay đổi sản phẩm, dịch vụ, cách thức tương tác với khách hàng, ứng dụng công nghệ vào Core Banking để tạo ra trải nghiệm nhanh nhất, thuận tiện nhất có thể. “Bài toán lớn nhất mà các ngân hàng cần giải hiện nay là trả lời câu hỏi liệu họ đã ứng dụng công nghệ đủ nhanh, đủ tốt hay chưa”, Alex Jimenez nói.

TPBank đã làm việc với rất nhiều đối tác công nghệ hàng đầu trên thế giới. Phương án mua giải pháp và thuê đối tác nước ngoài có thể đáp ứng ngay các yêu cầu nghiệp vụ, nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp xu hướng thế giới. Tuy nhiên, sau quá trình lựa chọn khắt khe, TPBank đã tìm ra lời giải cho bài toán của mình khi quyết định tự xây dựng nền tảng TPBank Biz.

Ông Bùi Quang Cương – Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Công nghệ Thông tin của TPBank cho biết: “Những bài toán họ xây dựng rất hay nhưng lại không phù hợp với khách hàng của TPBank và thị trường Việt Nam. Hơn nữa, nếu chúng tôi thuê những đối tác này, sản phẩm sẽ không có nhiều khác biệt so với ngân hàng khác, dễ bị copy và cũng sẽ phát sinh nhiều chi phí tùy chỉnh thay đổi luồng nghiệp vụ để phù hợp với đặc thù của TPBank.”

Khác với nền tảng ngân hàng số phục vụ cho khách hàng cá nhân, nền tảng ngân hàng số dành cho khách hàng doanh nghiệp là một bài toán khó và phức tạp. Ở đó, cần sự đầu tư đủ mạnh, xây dựng được chuỗi giá trị xung quanh việc số hóa, tạo sản phẩm – dịch vụ và gia tăng giá trị cho khách hàng dựa trên công nghệ.

TPBank Biz là sự hợp lực hiệu quả giữa các nhóm và nhân sự tại TPBank - những người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc triển khai các sản phẩm số, thấu hiểu hành vi khách hàng cũng như am hiểu về công nghệ. “Thông thường, để triển khai hệ thống số hóa tương tự tại các ngân hàng khác mất từ 2-3 năm, nhưng tại TPBank, từ lúc quyết định xây dựng hệ thống tới lúc ra mắt sản phẩm chỉ mất 11 tháng”, ông Cương cho biết thêm.

Có thể nói, việc tự xây dựng nền tảng TPBank Biz giúp TPBank có lợi thế trong quá trình bảo trì, vận hành, nâng cấp, chủ động trong việc phát triển, mang lại một sản phẩm gần gũi hơn với doanh nghiệp Việt Nam, phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

TPBank Biz có gì đặc biệt?

TPBank Biz – nền tảng ngân hàng số dành riêng cho doanh nghiệp có gần như đầy đủ tính năng của một ngân hàng truyền thống vận hành 24/7, không giới hạn về không gian, thời gian, đáp ứng đa dạng các mục đích của khách hàng. Được xây dựng trên nền tảng module hóa với các công nghệ nổi trội nhất hiện nay như Microservices, Containers…, TPBank Biz cho phép tối ưu tới 50% thời gian xử lý, đồng thời tăng tính ổn định lên gấp 10 lần so với các phiên bản trước đó. TPBank Biz cũng là một trong số ít các nền tảng ngân hàng ứng dụng Open API - phương thức liên kết các ứng dụng của doanh nghiệp với ứng dụng của ngân hàng để trao đổi dữ liệu trong giao dịch ngân hàng điện tử.

Không dừng lại đó, hàng loạt công nghệ hiện đại được TPBank đưa vào nền tảng để giảm tải, hỗ trợ việc chăm sóc khách hàng: trợ lý ảo có thể sẵn sàng phục vụ 24/7 hàng trăm khách hàng cùng lúc; khách hàng có thể thực hiện các lệnh thanh toán định kỳ, chuyển tiền định kỳ, chuyển/nhận tiền qua số điện thoại với thời gian thực hiện chỉ mất từ 1-3 phút.

TPBank Biz cũng sở hữu một hệ sinh thái kỹ thuật số với hơn 30 đối tác bao gồm: Fintechs, Thương mại điện tử, Nhà cung cấp hóa đơn hoặc Dịch vụ thanh toán, để cung cấp cho khách hàng đầy đủ từ tiện ích nạp tiền, thanh toán hóa đơn, mua hàng trực tuyến đến dịch vụ Ví điện tử.

Nhờ hàm lượng công nghệ và tính độc đáo của sản phẩm, nền tảng ngân hàng số TPBank Biz vừa vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê - giải thưởng do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) trao tặng.

Với nhiều tiện ích đa dạng, TPBank Biz được định hướng là sản phẩm mũi nhọn của TPBank trong việc số hóa các giao dịch ngân hàng của các khách hàng doanh nghiệp cũng như thể hiện cam kết của ngân hàng trong việc không ngừng đổi mới để cung cấp những giải pháp sáng tạo tới khách hàng.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).