TP.HCM: Công khai giá xét nghiệm Covid-19, rồi… sao nữa?!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau khi dư luận “choáng váng” với thông tin kit test nhanh Covid-19 có giá nhập về 1,5 USD. Các địa phương, đơn vị y tế đã có nhiều động thái “minh bạch” hoạt động xét nghiệm. Tuy nhiên, công khai minh bạch giá xét nghiệm Covid-19 để làm gì và làm thế nào cho hợp lý?
Nhà báo Nguyễn Tiến Đạt
Nhà báo Nguyễn Tiến Đạt

Tính đến 26/10, TP.HCM có 59 cơ sở y tế trên địa bàn đã được Bộ Y tế thẩm định cho phép thực hiện dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR và 169 cơ sở y tế thông báo giá xét nghiệm Covid-19 bằng kỹ thuật xét nghiệm kháng nguyên nhanh, dùng để hỗ trợ trong việc giám sát, phát hiện, chẩn đoán mắc Covid-19. Trường hợp cơ sở y tế công lập thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh thì thu theo giá test mua vào. Đối với các trường hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh theo yêu cầu, các cơ sở y tế tư nhân thu theo giá kê khai.

Theo ghi nhận, các bệnh viện công lập tại TP.HCM không chỉ công khai giá test nhanh mà còn “hạ giá” chi phí như BV Nhân Dân 115 với giá hơn 60.000 đồng/lần. Tiếp đến là BV Nhân Dân Gia Định, Chấn thương Chỉnh hình (CTCH) với giá 73.500 đồng/lần. Đây là mức giá test nhanh “dưới ngưỡng” mà BHYT thanh toán là 238.000 đồng. Trong khi đó, nhiều phòng khám tư, bệnh viện tư tại TP có mức test nhanh từ 150.000 đồng đến 450.000 đồng/lượt.

Điển hình như phòng khám Đa khoa DHA Healthcare địa chỉ 201 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, kê khai hàng loạt giá kit test từ 120.000 đồng đến 450.000 đồng/lượt test nhanh. Nhưng thực tế, khách hàng chỉ còn biết “sàng lọc” Covid-19 “vượt ngưỡng” với giá thực tế là: Kit Mỹ 250.000 đồng, kit Hàn 300.000 đồng và kit Nhật là 450.000 đồng. Test kháng thể và tư vấn, công thức máu, có giá tới 600.000 đồng. Xét nghiệm PCR lên tới 1.500.000 đồng.

Bên cạnh những phòng khám đã “sao kê” thì vẫn có một số phòng khám, cơ sở y tế chưa thấy tên trong danh sách mà Sở Y tế TP.HCM cho phép cung ứng dịch vụ xét nghiệm và công khai mức giá cụ thể nhưng vẫn xét nghiệm Covid-19. Ví dụ như: Bệnh viện thẩm mỹ Medika (đường 3/2, quận 10, TP.HCM, thuộc công ty cổ phần đầu tư Khang Minh) có giá là 150.000 đồng/test nhanh. Thời gian trả kết quả là sau 30 phút hoặc 1 tiếng.

Tại bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo, sau sự cố tai biến hút mỡ bụng khiến một phụ nữ tử vong, Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu bệnh viện này ngừng hoạt động. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Ngày Nay, thời gian qua, bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo vẫn thực hiện xét nghiệm, cấp giấy xét nghiệm cho khách hàng có nhu cầu với giá 150.000 đồng/lượt.

Đối với phương pháp PCR, tại các bệnh viện công, giá xét nghiệm Covid-19 là 734.000 đồng (theo mẫu đơn, còn mẫu gộp thì sẽ tính thêm phụ thu và vật tư tiêu hao). Việc giá xét nghiệm PCR Covid-19 dựa trên cơ sở nào? Mức thu như vậy đã hợp lý hay chưa?.

Được biết, giá 734.000 đồng được dựa theo mức giá xét nghiệm vi rút, vi khuẩn bằng phương pháp RT-PCR mà BHYT chi trả những năm qua. Đây là mức giá “tình thế” được cho là hợp lý khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các sinh phẩm, nguồn cung ứng hết sức khó khăn, bị động nhưng vẫn phải duy trì để không bị gián đoạn công tác phòng chống dịch và điều trị.

Tuy nhiên, cũng như test nhanh, giá xét nghiệm tại cơ sở y tế tư nhân là do cơ sở quyết định dựa trên chi phí cấu thành. Do đó, mức giá xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp PCR tại các bệnh viện tư có sự chênh lệch rất lớn (cả triệu đồng), thậm chí là bệnh viện FV có mức giá “ngất ngưởng” lên tới 3,2 triệu đồng/lượt xét nghiệm PCR.

Theo một số lãnh đạo cơ sở y tế chia sẻ: Việc ông Đặng Hồng Anh nói về giá test xét nghiệm Covid-19 có giá thành chỉ 1,5 USD góp phần không nhỏ trong việc minh bạch giá xét nghiệm Covid-19, buộc các cơ quan quản lý phải vào cuộc để chấn chỉnh việc “loạn” giá xét nghiệm.

Tuy nhiên, đáng tiếc là nó không thể “đại diện” cho toàn bộ kit xét nghiệm hiện nay và mọi sự so sánh đều khập khiễng. Bởi 1,5 USD là giá thấp nhất của 1 loại kit test chứ không phải mức giá bình quân hoặc mức giá chung cho các loại kit test có mặt trên thị trường. Giá của test quốc gia này khác với giá của nơi khác, của công nghệ này khác với công nghệ khác…

Thậm chí là các thời điểm tình hình dịch khác nhau mà giá thành sinh phẩm hay một loại test tuỳ theo thời điểm đàm phán, mua sắm mà có mức giá khác nhau. Chưa kể khi về sử dụng giá thành còn phụ thuộc vào chi phí nhân công, vật tư (đồ bảo hộ)… đi kèm. Vì vậy bệnh viện công, cơ sở tư nhân mới có giá khác nhau.

Không mua thì lấy gì chống dịch mà mua rồi “bị soi” đúng sai tại thời điểm đó thực sự là điều không đơn giản. Điều quan trọng là cần nhìn vào động cơ, mục đích và có trong sáng hay không mà xét.

Việc Sở Y tế TP.HCM công khai giá xét nghiệm Covid-19 “nghe qua thì thật là hay” nhưng nhà quản lý phải làm gì đi chứ! Bởi thuốc, vật tư y tế là hàng hoá đặc biệt. Chống dịch cần huy động mọi nguồn lực, mọi lực lượng tham gia nhưng cũng cần có những biện pháp để ngăn chặn hành vi lợi dụng, lạm dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi.

Tại sao khi dịch mới xảy ra (tháng 3, 4/2020) giá khẩu trang tăng lên vài ngàn đã có người bị xử lý, vậy mà lại để cho tình trạng chênh lệch giá xét nghiệm Covid-19 ở các cơ sở từ hàng trăm đến hàng triệu đồng?. Vậy công khai giá test, rồi... sao nữa?. Làm gì để người dân được chăm sóc, khám chữa bệnh với mức giá phù hợp chứ không phải chỉ để họ “ngắm sao kê”!

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?