Kính áp tròng thông minh
Ở bằng sáng chế mới, Google đề cập đến một thiết bị (tạm gọi là kính áp tròng thông minh): ”Được thiết kế để nhận ra cử chỉ người dùng (chẳng hạn như: chớp mắt, gật đầu, thay đổi góc nhìn, hay các chuyển động cơ thể tương tự) dựa trên việc phát hiện thay đổi năng lượng bức xạ nhận được, thông qua các cảm biến ánh sáng". Mẫu kính áp tròng đặc biệt còn có khả năng tương tác với các thiết bị điện tử khác như smartphone.
Hơn nữa, thiết bị cũng có thể làm thay đổi trạng thái của các thiết bị khác dựa trên dữ liệu đầu vào. Dữ liệu đầu vào trong trường hợp này chính là ánh sáng. "Khi hệ thống xác định mức độ năng lượng bức xạ nhận được đã thay đổi so với số liệu chuẩn, nó sẽ tự động nhập vào dữ liệu kỹ thuật số để hệ thống xử lý, sau đó điều chỉnh một hoặc nhiều thiết bị khác".
Một ví dụ đơn giản để dễ hình dung: giả sử trong hoàn cảnh nào đó, bạn nhắm mắt lại trong thời gian đủ dài, chiếc kính áp tròng này sẽ gửi thông tin cho điện thoại, điện thoại từ đó ra lệnh cho những chiếc đèn thông minh trong nhà tắt đi.
Răng thông minh
Bên cạnh kính áp tròng thông minh, Google cũng có nhắc đến “thiết bị thông minh gắn với răng” trong bằng sáng chế của mình. Theo đó, thiết bị này rất có thể được làm từ loại vật liệu polymer trong suốt, hoặc thứ gì đó tương tự như thế. Hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới cho biết sản phẩm này của họ cũng có những chức năng chẳng khác gì kính áp tròng thông minh.
Cũng như kính áp tròng, sản phẩm làm cho răng của bạn trở nên thông minh hơn cũng chẳng liên quan gì đến việc chăm sóc sức khỏe. Thiết bị sẽ đảm nhiệm vai trò truyền tải dữ liệu và kết nối với các thiết bị thông minh của bên thứ ba. "Một hoặc nhiều tín hiệu có thể điều khiển những thiết bị bên ngoài như mở/tắt nguồn, điều chỉnh âm lượng, chuyển kênh, thay đổi một số thiết lập,... bởi những thao tác khác nhau”.
Trong tương lai, rất có thể chạm vào răng sẽ giúp chúng ta chuyển kênh truyền hình.
Xem thêm:
- Google bắt tay Levi's làm quần áo thông minh
- Những phát minh "thật không thể tin nổi"
Theo Tinh Tế