Trao giải và triển lãm cuộc thi ảnh Chim và Thú hoang dã Việt Nam 2024

(Ngày Nay) - Lễ trao giải và Khai mạc triển lãm ảnh cuộc thi “ Chim và Thú hoang dã Việt Nam 2024 " sẽ diễn ra vào lúc 14h ngày 12/10/2024, tại Trung tâm Thương m ại SC Vivo City (số 1058 Nguyễn Văn Linh, P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM).
Trao giải và triển lãm cuộc thi ảnh Chim và Thú hoang dã Việt Nam 2024 ảnh 1

Chim Điêng Điểng, vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: BTC

Cuộc thi dành cho những nhiếp ảnh gia yêu thích các loài chim và thú hoang dã, nhằm tạo ra một sân chơi nhiếp ảnh thiên nhiên bổ ích, văn minh, thân thiện giữa con người với thiên nhiên vì mục đích bảo vệ, bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật hoang dã. Khuyến khích cộng đồng tìm hiểu về đời sống, hiện trạng các loài chim và thú cũng như tìm hiểu các quy định pháp luật về quản lý và bảo vệ các động vật hoang dã của Việt nam.

Theo Trưởng ban Tổ chức cuộc thi, nghệ sĩ Nguyễn Trường Sinh, Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học phong phú bậc nhất trên thế giới, đặc biệt về các loài chim và thú hoang dã, sở hữu nhiều hệ sinh thái khác nhau như rừng mưa nhiệt đới, rừng ngập mặn, đồng cỏ và núi cao… tạo nên môi trường sống phong phú cho nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có gần 1.000 loài chim và hơn 300 loài thú đã được ghi nhận.

Trao giải và triển lãm cuộc thi ảnh Chim và Thú hoang dã Việt Nam 2024 ảnh 2

Sếu Đầu đỏ và Cò trắng, vườn quốc gia Tràm chim. Ảnh: Nguyễn Trường Sinh

Đa dạng sinh vật của Việt Nam là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhưng đang bị đe dọa nghiêm trọng do mất môi trường sống, săn bắt trái phép và biến đổi khí hậu. Nhiều loài chim và thú đã hoàn toàn biến mất ngoài tự nhiên trong nhiều năm qua như: Gà lôi lam mào trắng, Tê giác, Bò xám, Trâu rừng… Bảo vệ và duy trì đa dạng sinh vật là nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo sự cân bằng của hệ sinh thái và tương lai của nhiều loài động, thực vật hoang dã.

Cuộc thi ảnh Chim và Thú hoang dã Việt Nam 2024 không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm những bức ảnh đẹp, mà còn là hành trình ghi lại và nâng cao nhận thức về sự cần thiết của bảo tồn thiên nhiên. Những tác phẩm tham gia năm nay không chỉ là nghệ thuật mà là những câu chuyện sống động về cuộc sống của những loài chim và thú hoang dã trên mọi miền đất nước, từ rừng núi đến vùng đầm lầy và thậm chí là ngay giữa những đô thị đông đúc.

Trao giải và triển lãm cuộc thi ảnh Chim và Thú hoang dã Việt Nam 2024 ảnh 3

Gà Lôi Nước, Ấn Độ, vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: BTC

Cuộc thi không chỉ tôn vinh những khoảnh khắc được ghi lại qua ống kính mà còn kỷ niệm một sự kiện quan trọng là Ngày Thế giới Chim Di cư với chủ đề năm nay là “Chim kết nối thế giới của chúng ta”; dù ở đâu, dù là loài chim di cư nào, chúng đều có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái toàn cầu, không chỉ là những “sứ giả” của mùa màng và thời tiết, mà còn là “cầu nối” giữa các hệ sinh thái và các quốc gia. Việc bảo vệ các loài chim, bảo vệ thiên nhiên là nhiệm vụ chung của toàn thế giới.

“Việt Nam chúng ta, với địa hình đa dạng từ đồi núi, rừng ngập mặn, đến vùng đồng bằng, chính là điểm dừng chân quan trọng của nhiều loài chim di cư. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức: từ sự xâm lấn của con người vào môi trường sống tự nhiên đến biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Do đó, trách nhiệm của chúng ta là cùng nhau bảo vệ các loài chim và động vật hoang dã, gìn giữ những giá trị thiên nhiên cho thế hệ mai sau.

Trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây, nhiếp ảnh động vật hoang dã, đặc biệt chụp ảnh các loài chim ở Việt Nam phát triển nhanh chóng, hàng trăm nhiếp ảnh gia hằng ngày mải mê và nhiệt tình ghi nhận lại vẻ đẹp các loài chim và thú hoang dã”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Trường Sinh cho hay.

Trao giải và triển lãm cuộc thi ảnh Chim và Thú hoang dã Việt Nam 2024 ảnh 4

Vọoc Chà Vá chân nâu, Sơn Trà, Đà Nẵng. Ảnh: BTC

Dịp này, Ban tổ chức ghi nhận và chân thành cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các nhiếp ảnh gia, những người đã dành tình yêu và đam mê cho thiên nhiên, tạo nên những tác phẩm độc đáo, thể hiện rõ ràng sự tương tác giữa con người và thiên nhiên. Các nhà nhiếp ảnh đã giúp chúng ta cảm nhận được những điều kỳ diệu vẫn đang diễn ra xung quanh, những điều mà có lẽ ít được chú ý đến trong cuộc sống hối hả hằng ngày.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.