Trao quyền nhiều hơn cho phụ nữ làm nông nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ở Châu Phi, phụ nữ đóng vai trò then chốt trong nông nghiệp. Theo ước tính, phụ nữ sản xuất tới 80% lương thực của châu lục này.
Phụ nữ Châu Phi đóng vai trò then chốt trong nông nghiệp. Ảnh: UN Volunteers
Phụ nữ Châu Phi đóng vai trò then chốt trong nông nghiệp. Ảnh: UN Volunteers

Trên khắp Zimbabwe, phụ nữ có những đóng góp đáng kể cho nền nông nghiệp mặc dù có nhiều rào cản về văn hóa và xã hội. Định kiến về giới đóng khung phụ nữ phải làm những công việc không lương như chăm sóc gia đình và không có cơ hội ngồi ở các vị trí lãnh đạo. Nếu được trao quyền, phụ nữ chắc chắn có thể đóng góp nhiều hơn.

Thúc đẩy nông nghiệp thông minh bình đẳng giới

Mặc dù nữ nông dân quy mô nhỏ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng có những cơ hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh và lãnh đạo.

Trao quyền nhiều hơn cho phụ nữ làm nông nghiệp ảnh 1

Bà Elizabeth tưới tiêu hoa màu theo hướng dẫn của dự án UNDP Zimbabwe. Ảnh: UNDP Zimbabwe

Với những người phụ nữ như Elizabeth Dube, 73 tuổi, việc sở hữu đất đai là điều không thể thực hiện được trong cộng đồng chủ yếu theo chế độ phụ hệ. Hiện nay, bà là một trong những người được dự án UNDP trao quyền trong chương trình thủy lợi Midlo ở Matebeleland South, miền nam Zimbabwe. Bà Elizabeth hiện sở hữu một mảnh đất nhỏ, có thể cho các cháu đi học và ăn đủ bữa.

Bà chia sẻ: “Tôi đang phải chăm sóc 8 đứa cháu. Đứa lớn nhất 15 tuổi và đứa nhỏ nhất mới 3 tuổi. Tôi không có nguồn thu nhập nào khác ngoài nông nghiệp để nuôi gia đình. Tất cả đều nhờ sự hỗ trợ của UNDP.”

Đối diện mảnh đất của Elizabeth là một trong những mảnh đất của Banele Ncube. Cô cũng hưởng lợi từ chương trình tưới tiêu của UNDP và hy vọng dự án sẽ tiếp tục và mở rộng quy mô. Ở tuổi 37, Banele một mình nuôi 3 đứa con. Chồng cô đã trốn sang Nam Phi hai năm trước và không bao giờ quay trở lại.

“Trước khi có dự án của UNDP, chúng tôi không đủ nước tưới tiêu. Tôi thức dậy từ rất sớm để đến tưới hoa màu, nhưng vẫn có những hôm phải ra về vì quá đông người, không có đủ nước và vòi cho tất cả. Hôm sau tôi lại dậy sớm nhưng tình hình cũng không khá khẩm hơn.” Banele tâm sự khi cô làm việc ở trang trại của mình với đứa con chín tháng tuổi đeo trên lưng.

Trao quyền nhiều hơn cho phụ nữ làm nông nghiệp ảnh 2

Cô Banele cũng hưởng lợi nhờ hệ thống tưới tiêu mới. Ảnh: UNDP Zimbabwe

Dự án lắp đặt hệ thống thủy lợi sử dụng năng lượng mặt trời để đảm bảo các công trình luôn có đủ nước. Như vậy, trong tương lai, phụ nữ sẽ dễ dàng tiếp cận được nguồn nước sạch phục vụ cho nhu cầu trồng trọt và sinh hoạt mà không cần phải đi bộ một quãng đường dài.

Ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp mang lại lợi ích cho phụ nữ, UNDP còn tổ chức các hội thảo nâng cao năng lực cho nữ nông dân.

Vào năm 2023, 63 cán bộ khuyến nông nữ và 87 cán bộ khuyến nông nam đã được đào tạo về bảo tồn nông nghiệp như một phần của quản lý hiệu quả tài nguyên nước thích ứng với khí hậu. Các khóa đào tạo cũng nhằm giúp nông dân chuyển đổi phương thức canh tác nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang mô hình thương mại.

Tổng số người hưởng lợi trực tiếp từ dự án hiện lên tới gần 420 nghìn người, trong đó trên 220 nghìn là phụ nữ và khoảng 200 nghìn là nam giới.

Trao quyền lãnh đạo cho phụ nữ

Dự án khuyến khích phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo. Trong Ủy ban Quản lý Thủy lợi địa phương (IMC), 46% thành viên hiện tại là phụ nữ, nắm giữ các vị trí chiến lược như chủ tịch, thủ quỹ và thư ký. Ngoài ra, những người phụ nữ đứng đầu trong IMC là những phụ nữ độc thân, đã kết hôn, còn trẻ và cả góa phụ.

“Các chương trình của UNDP Zimbabwe ưu tiên bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.”

Ipithule Ndlovu, Thư ký của Hệ thống Thủy lợi Midlo cho biết từ khi trở thành thành viên Ban Quản lý Thủy lợi, cô được gia đình tôn trọng hơn nhiều. Cô cũng cải thiện kỹ năng cá nhân và chuyên môn nhờ các khóa đào tạo.

Theo 2020 Zimbabwe National Gender Profile of Agriculture (tạm dịch: Hồ sơ Giới Nông nghiệp Quốc gia Zimbabwe năm 2020), 70% phụ nữ ở nông thôn làm nông nghiệp là trụ cột gia đình. Điều này cũng chứng tỏ tầm quan trọng của phụ nữ trong an ninh lương thực.

Thông qua quan hệ đối tác với chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, cơ sở giáo dục và khu vực tư nhân, UNDP Zimbabwe thúc đẩy các chính sách, điều luật và hành động bảo vệ bình đẳng giới, đồng thời đảm bảo rằng phụ nữ và trẻ em gái có quyền tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực, dịch vụ và cơ hội.

Theo UN Volunteers
TIN LIÊN QUAN
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.