Mức độ nguy hiểm của rạn sọ não sẽ phụ thuộc vào việc có ảnh hưởng tới tổ chức não hay không. Nếu rạn sọ ảnh hưởng tới tổ chức não có thể để lại di chứng như yếu chi, chậm phát triển tâm thần vận động, rối loạn ngôn ngữ.
“Trẻ nhỏ bị rạn sọ não nhưng không ảnh hưởng tới tổ chức nằm trong não thì gần như không gây ra những biến chứng nặng nề cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chấn thương rạn sọ não thường không ảnh hưởng nhiều bằng những sang chấn về tâm lý. Trẻ bị rạn sọ não sẽ hồi phục lại mà không cần phải can thiệp sau 2-3 tuần”, Ths.BS Nguyễn Huy Phương cho hay.
Nếu trẻ được xác định là rạn sọ, sau khi chụp chiếu không có tổn thương nghiêm trọng sẽ được bác sĩ cho về nhà theo dõi tại nhà. Bác sĩ sẽ tư vấn cho người chăm sóc và theo dõi sát sao trẻ ít nhất trong một tuần lễ. Phụ huynh cần đưa trẻ đi tái khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu sau: đau đầu, buồn nôn, nôn ói nhiều lần, co giật tay chân, hôn mê, lỗ mũi hay lỗ tai chảy máu hay nước trong, chân tay yếu liệt…
“Trẻ bị gãy xương sườn sẽ tự liền không cần can thiệp sau 4-5 tuần. Tuy nhiên với trường hợp trẻ bị gãy xương sườn cần phải theo dõi để tránh trường hợp bị tràn máu màng phổi”, bác sĩ Nguyễn Huy Phương nói.
TS. Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai cho hay trường hợp trẻ có chấn sương sọ não rất nguy hiểm. Não là con người là một ổ cứng vô cùng tinh vi và tinh xảo, mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào tổn thương. Hậu quả như thế nào thì rất khó có thể lường trước được.
Tổng hợp