Trẻ đổ bệnh vì thời tiết nắng nóng kéo dài

Theo dự báo, trong những ngày sắp tới tuy có các cơn mưa dông nhưng tình trạng nắng nóng vẫn tiếp tục ở khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Nhiều gia đình ở các tỉnh lân cận TP Hồ Chí Minh đùm đề khăn gói đưa trẻ lên TP Hồ Chí Minh khám bệnh.
Nhiều gia đình ở các tỉnh lân cận TP Hồ Chí Minh đùm đề khăn gói đưa trẻ lên TP Hồ Chí Minh khám bệnh.

Trong những ngày vừa qua, các tỉnh phía Nam đã phải đối diện với đợt nắng nóng gay gắt ở nhiệt độ 36 – 38 độ C có nơi lên đến 41 độ C. Tại TP Hồ Chí Minh nhiệt độ trung bình trong những ngày vừa qua ghi nhận ở mức 36 độ C. Tuy nhiên, đây là mức ghi nhận trong lều khí tượng, thực tế nhiệt độ trên đường cao hơn 3 -4 độ C do hiện tượng bức xạ nhiệt cộng hưởng từ xe cộ, bê tông hóa.

Thời tiết nắng nóng kéo dài liên tục đã khiến cho không ít người lớn, trẻ em phải đổ bệnh. Sáng 16/4 tại bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh rất đông đúc bệnh nhi tới khám. Ôm đứa con trai 3 tuổi ngồi chờ trước phòng khám Hô hấp của bệnh viện Nhi đồng 2, chị Nguyễn Thị Thu (quận Thủ Đức) cho biết: “Bé bị ho, sổ mũi, sốt nhẹ mấy ngày nay cho uống thuốc mà không hết nên hôm nay tôi đưa bé tới bệnh viện khám. Trời nắng nóng quá, dù thường xuyên lau mình cho bé nhưng con nít chạy nhảy mồ hôi ra liên tục nên bé còn bị nổi rôm sảy ở lưng và cổ”.

Trẻ đổ bệnh vì thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh 1

Trong phòng hết giường, các gia đình trải chiếu và thuê võng để ở khu hành lang buồng bệnh. Mỗi chiếc võng  thuê với giá 25.000 đồng/ ngày.

Bế đứa con mới được 18 tháng tuổi đi loanh quanh dưới bóng cây ở trong khuôn viên bệnh viện, chị Trần Thúy Bình chia sẻ: “Trong phòng người nhà và trẻ nằm chật kín, rất ngột ngạt và bé quấy khóc nên tôi thường đưa bé ra ngoài cho mát. Thời tiết nóng bức như thế này người lớn còn đổ bệnh nói gì đến trẻ em”.

“Trước đó bé bị sốt và ho tôi đưa bé đi đến nhiều phòng khám ở gần nhà điều trị nhưng không hết nên tôi đưa bé đến bệnh viện khám thì bác sĩ cho nhập viện vì viêm phế quản nặng. Nằm viện đến nay cũng được 2 ngày”, chị Thúy cho biết thêm.

Trẻ đổ bệnh vì thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh 2

Theo các bác sĩ, tùy theo mức độ tiếp xúc với thời tiết nắng nóng ra sao, nhiệt độ môi trường xung quanh như thế nào, thời gian bao lâu, công việc nặng nhọc hay không… thì các bệnh lý do ảnh hưởng của nhiệt độ sẽ xuất hiện và  được chia theo các mức độ từ nhẹ đến nặng.

Lý giải nguyên nhân trẻ nhập viện gia tăng, theo các bác sĩ, nắng nóng khá gay gắt và kéo dài những ngày qua đã làm sức đề kháng của trẻ kém đi, khiến các vi khuẩn, vi rút nguy hiểm gây hại cho sức khỏe dễ dàng ảnh hưởng, xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Trẻ dễ thiếu nước dẫn đến rối loạn điện giải do bài tiết mồ hôi nhiều hơn, đặc biệt dẫn đến các bệnh lý hô hấp, ví dụ như viêm phổi. Trẻ cũng có thể bị bệnh tiêu hóa, do nắng nóng khiến thực phẩm dễ ôi thiu, vi khuẩn phát triển nhanh. Các bậc cha mẹ để nhiệt độ máy lạnh trong phòng quá thấp, bật quạt mạnh thổi thẳng vào mặt hoặc để trẻ uống nước đá cũng khiến trẻ dễ đổ bệnh.

BS CKII Nguyễn Viết Hậu – Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, mọi người có xu hướng ở trong các phòng máy lạnh quá lâu, sử dụng nhiều quạt hoặc ăn uống các loại thức ăn, thức uống lạnh hay có đá… những hoạt động như vậy vô tình làm khô niêm mạc, khô chất nhầy của đường hô hấp. Việc này sẽ làm cho các vi trùng có lợi cho cơ thể chết đi, tạo điều kiện thuận lợi cho các siêu vi, vi trùng ngoại lai dễ xâm nhập gây các bệnh lý như: nhiễm siêu vi, viêm đường hô hấp trên… Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cao dễ làm cho thức ăn bị ôi thiu, cùng với sự phát triển mạnh của các trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, gián… dễ gây ngộ độc thực phẩm đặc biệt là các vụ ngộ độ tập thể.

Bác sĩ Nguyễn Viết Hậu khuyến cáo, để phòng ngừa các bệnh do thời tiết nắng nóng hay thời điểm giao mùa gây ra, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao, người dân nên mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc ánh nắng từ 10h đến 16h, nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ 1 lần /giờ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc. Chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. Nên uống các loại nước vừa cung cấp nước và muối khoáng.

Bên cạnh đó, cần phải chú ý đến các bệnh lý về da. Khi nhiệt độ tăng cao thì sẽ dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi, chất bã nhờn. Đặc biệt là ở trẻ em hay người già lớn tuổi mắc các bệnh phải nằm lâu sẽ dễ bị lở loét, các vi nấm mọc nhiều hơn ở các vùng kẽ da như nách, bẹn…

Một số bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, bệnh tay chân miệng cũng thường xuất hiện trong thời gian này. Đối với trẻ ở độ tuổi cấp 1 hay cấp 2, cha mẹ ít chú ý kiểm tra lịch chích ngừa. Tốt nhất, sau 3 đến 5 năm nên chích ngừa nhắc lại cho trẻ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm trong mùa nắng nóng.

Theo Báo Tin tức
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.