Trẻ đổ mồ hôi 'trộm' vào ban đêm, coi chừng mắc các bệnh nguy hiểm

(Ngày Nay) - Đổ mồ hôi khi trẻ tập thể thao hoặc vui chơi, chạy nhảy là chuyện bình thường nhưng nếu trẻ thường xuyên đổ mồ hôi khi ngủ vào ban đêm thì mẹ cần lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu của những chứng bệnh nguy hiểm. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những căn bệnh nguy hiểm có thể khiến trẻ đồ mồ hôi vào ban đêm, đó là:

Bệnh tim bẩm sinh

Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có thể bị đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm. Bệnh tim bẩm sinh thường có nguyên nhân là do khiếm khuyết ngay từ trong bào thai.

Ngưng thở trong khi ngủ

Ngưng thở trong khi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đổ mồ hôi ở trẻ. Lý do là bởi rối loạn chức năng các cơ quan trong đường thở, khiến trẻ có thể bị ngưng thở từ 10-20 giây khi ngủ. Do đó, cơ thể của trẻ sơ sinh phải làm việc quá sức trong thời điểm bé ngưng thở khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ thường xuất hiện ở trẻ sinh non. Nếu em bé của bạn bị ngưng thở khi ngủ, ở bé cũng có thể xuất hiện những triệu chứng khác như màu da hơi xanh và thở khò khè bên cạnh việc ra mồ hôi khi ngủ đêm.

Hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Việc để trẻ bị quá nóng trong điều kiện thiếu không khí có thể được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đột tử khi ngủ ở trẻ.

Vì vậy khi bé đổ quá nhiều mồ hôi, mẹ cần kiểm tra không khí phòng xem có bị quá nóng hay không và nên điều chỉnh mức nhiệt độ trong phòng cho phù hợp, khoảng 26-28 độ C.

Tăng tiết mồ hôi

Nếu trẻ đang ở nơi có không khí thoáng mát, nhiệt độ phòng vừa phải mà vẫn đổ mồ hôi thì rất có thể bé bị tăng tiết mồ hôi.

Với tình trạng này thì biểu hiện thường thấy là đầu, bàn tay, bàn chân của bé đổ quá nhiều mồ hôi trong khi lưng lại khô ráo.

Điều đáng mừng đây không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, người mẹ có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thực hiện các bước cơ bản để điều tiết quá trình ra mồ hôi ở trẻ. Nếu vẫn lo lắng, mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác.

Những việc mẹ cần làm để điều tiết quá trình ra mồ hôi ở trẻ

Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp

Khi thấy trẻ đổ mồ hôi, mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng với mức phù hợp không quá nóng hoặc lạnh, nên từ 26-28 độ C. Mẹ cũng cần lưu ý không nên mặc quá nhiều quần áo cho trẻ hoặc đắp chăn dày, sẽ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái.

Không để trẻ bị mất nước

Mẹ nên cho trẻ bú đủ sữa trước khi đi ngủ. Nếu trẻ hơn 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé uống thêm nước 30 phút trước khi đi ngủ để bù đắp cho lượng mồ hôi tiết ra.

Chọn quần áo thoải mái

Mẹ cố gắng chọ quần áo rộng rãi, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ, sẽ giúp giảm bớt vi khuẩn và mùi khi trẻ bị đổ mồ hôi. Quần áo mềm cũng giúp da trẻ thoải mái, bớt ngứa ngáy.

Nếu em bé có những triệu chứng khác liên quan đến chứng đổ mồ hôi như ngủ li bì, rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy… mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám để có những chẩn đoán đúng đắn nhất.

Tổng hợp

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.