Trên chuyến xe buýt của tầng lớp lao động Hàn Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trên chuyến xe buýt lúc tờ mờ sáng, Jung Soon-ja, một nữ lao công, ăn sáng bằng thạch nhân sâm để bổ sung năng lượng và nhỏ thuốc mắt để bảo vệ khỏi bụi và hóa chất tại nơi làm việc.
Trên chuyến xe buýt của tầng lớp lao động Hàn Quốc

Jung thức dậy khi trời còn tối để kịp bắt chuyến xe buýt đầu tiên lúc 3:50 sáng từ quận bình dân Nowon ở phía bắc Seoul đến quận Gangnam phồn hoa phía nam thành phố. Công việc của người phụ nữ 65 tuổi là lau dọn tất cả các tầng và đổ hết thùng rác trước khi những nhân viên công sở đầu tiên đến văn phòng.

Mạng lưới an sinh xã hội dành cho người cao tuổi Hàn Quốc không được đánh giá cao, với khoản lương hưu ít ỏi, không ít người lớn tuổi như bà Jung vẫn phải làm việc dù đã tới tuổi nghỉ ngơi.

Số phận của những người thuộc tầng lớp bình dân như bà Jung đang là tâm điểm bàn tán của công chúng khi Hàn Quốc chuẩn bị cho cuộc bầu cử quan trọng vào tuần tới.

Sau khi khởi hành, chiếc xe buýt số 8146 dần dần chật kín hàng chục lao công và nhân viên bảo vệ, những người làm việc cực nhọc trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao cấp.

Trên chuyến xe buýt của tầng lớp lao động Hàn Quốc ảnh 1

Các hành khách lớn tuổi trên chuyến xe 8146. Ảnh: Nikkei Asia

Chiếc xe buýt này đã gây chú ý vào tháng 1 năm ngoái khi Thủ tướng Han Duck-soo trực tiếp lái xe vào một buổi sáng và lắng nghe đề đạt của các hành khách để đẩy giờ khởi hành của chuyến xe đầu ngày từ 4 giờ 5 lên 3 giờ 50 sáng.

Cuối tháng đó, lịch trình xe buýt đã được sửa đổi và nhiều hành khách có thể bắt đầu ca làm của mình sớm hơn. Bà Jung cho biết chuyến xe số 8146 hiện đã bớt đông đúc hơn và việc tìm chỗ ngồi cũng dễ dàng hơn.

Nhưng bất chấp sự cải thiện đó, bà Jung và những người lao động Hàn Quốc khác vẫn đang phải vật lộn vì lạm phát, đặc biệt là lạm phát thực phẩm, đẩy chi phí sinh hoạt tăng cao trong khi tiền lương vẫn thấp lẹt đẹt.

“Về cơ bản, cuộc sống đã trở nên khó khăn hơn”, bà Jung nói. “Tôi không chắc chính phủ có thể làm gì để giải quyết những vấn đề đó".

Hàn Quốc sẽ bước vào cuộc bỏ phiếu quốc hội vào ngày 10/4. Cả hai chính đảng lớn nhất nước này đều đang cố gắng đưa ra các giải pháp nhằm gỡ khó cho vấn đề giảm phí sinh hoạt và tăng phúc lợi xã hội.

Trước cuộc bỏ phiếu, đảng Quyền lực Nhân dân của Tổng thống Yoon Suk Yeol và đảng Dân chủ đều đang đưa ra những lời hứa sẽ tăng cường ngân sách để giúp đỡ tầng lớp lao động, những hành khách của chuyến xe số 8146.

Cuộc bỏ phiếu sẽ quyết định nội bộ cơ quan lập pháp Hàn Quốc trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 5 năm của Tổng thống Yoon.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2022, ông Yoon đã gặp khó trong việc thông qua các dự luật vì đảng Dân chủ vẫn chiếm đa số trong Quốc hội. Nếu đảng Quyền lực Nhân dân của ông không giành được nhiều ghế hơn vào tuần tới, Tổng thống Yoon sẽ phải đối mặt với viễn cảnh trở thành một "con hổ giấy" khi không thể hiện thực hóa các chiến lược của mình.

Một tuần kể từ ngày bầu cử, dữ liệu khảo sát cho thấy đảng Dân chủ đang dẫn đầu với 43,1% tỷ lệ ủng hộ so với 35,4% của đảng Quyền lực Nhân dân, theo số liệu từ RealMeter.

Tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Yoon đã tăng vọt vào cuối tháng 2 khi nhà lãnh đạo này giữ thái độ cứng rắn trước làn sóng biểu tình của giới y khoa, mặc dù các cuộc thăm dò gần đây cho thấy tỷ lệ ủng hộ dành cho ông đã giảm đáng kể.

Với việc giá thực phẩm tăng cao đang là vấn đề then chốt, hồi tháng 3, ông Yoon đã xuất hiện tại một siêu thị ở Seoul và cam kết phân bổ 150 tỷ won (110 triệu USD) để trợ cấp sản xuất thực phẩm và tăng cường hàng nhập khẩu để giảm giá.

Lạm phát tiêu dùng trong nước vào tháng 2 đã tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng so với mức tăng 2,8% của tháng trước, do giá nông sản tăng cao.

Đó là một phần trong hàng loạt lời hứa của đảng cầm quyền, đồng thời cũng công bố kế hoạch hỗ trợ phí chăm sóc điều dưỡng và cung cấp bữa trưa miễn phí cho người cao tuổi.

Trong những tháng gần đây, ông Yoon đã đi khắp đất nước, tổ chức các cuộc diễn thuyết, cam kết sẽ triển khai các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng giao thông để thúc đẩy nền kinh tế đang suy yếu của nhiều địa phương.

Đảng Dân chủ cũng đang đưa ra những lời hứa tương tự như cung cấp hàng tỷ USD để mở rộng hệ thống giao thông công cộng và cải thiện thu nhập cho tầng lớp lao động.

Các chuyên gia cho rằng những lời hứa cao cả này không đi kèm với việc lập kế hoạch cần thiết về cách triển khai chúng.

Trên chuyến xe buýt của tầng lớp lao động Hàn Quốc ảnh 2

Đảng Quyền lực Nhân dân cần chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc để đảm bảo vị thế của Tổng thống Yoon Suk Yeol. Ảnh: Reuters

Giáo sư Andrew Eungi Kim từ Đại học Hàn Quốc ở Seoul nhận định: “Nếu chính phủ thực sự muốn tăng cường hỗ trợ cho những người khó khăn, thì sẽ cần đến những cải cách cơ cấu thực sự. Nếu họ không sẵn sàng làm điều đó, những cam kết ngắn hạn này chỉ là chủ nghĩa dân túy”.

“Các đảng chính trị biết cử tri muốn gì và ít nhất họ luôn nói suông về điều đó”, ông Kim chỉ ra.

Trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Yoon, nền kinh tế Hàn Quốc đã rơi vào tình trạng tăng trưởng thấp, ghi nhận mức tăng trưởng 0,6% trong cả quý 4 năm 2023 và 3 tháng đầu năm nay.

Khi nhậm chức, ông Yoon cam kết cắt giảm chi tiêu và giảm sự hiện diện của chính phủ trong nền kinh tế, nhưng với tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhà lãnh đạo 63 tuổi này đang đưa ra những tuyên bố to lớn về cách chi tiêu nhà nước có thể giúp giải quyết những khó khăn kinh tế của Hàn Quốc.

"Rất nhiều người dân Hàn Quốc, trong đó có người nghèo, người tự kinh doanh đang gặp khó khăn, trong số đó, sự ủng hộ dành cho đảng cầm quyền rất thấp. Để đảng cầm quyền giành chiến thắng, họ không còn cách nào khác là phải thúc đẩy chi tiêu nhà nước", Lee Kang-kook, giáo sư kinh tế tại Đại học Ritsumeikan ở Nhật Bản, cho biết.

“Điều cơ bản trong tầm nhìn kinh tế của ông Yoon là cắt giảm thuế cho các chủ sở hữu bất động sản và tập đoàn giàu có, nhưng điều đó không có tác dụng nhiều trong việc kích thích đầu tư”, giáo sư Lee nói.

Do gặp khó khăn trong nước, ông Yoon đã tập trung đầu tư thời gian cho các chính sách đối ngoại. Ông tăng cường hợp tác với Mỹ, đặc biệt dưới hình thức thỏa thuận hợp tác hạt nhân được ký năm ngoái.

Ông Yoon cũng thực hiện một chiến dịch táo bạo nhằm hàn gắn mối quan hệ căng thẳng lâu dài với Nhật Bản. Năm ngoái, ông Yoon tuyên bố thành lập một quỹ tư nhân để bồi thường cho những người Hàn Quốc làm việc cho các công ty Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, một trong những vấn đề chính khiến quan hệ song phương luôn bế tắc suốt nhiều thập kỷ.

Kế hoạch này cũng như hội nghị thượng đỉnh của ông Yoon tại Tokyo và Seoul với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, dù nhận phải sự chỉ trích gay gắt từ phe đối lập, nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ ủng hộ ở mức chấp nhận được.

Về vấn đề Triều Tiên, ông Yoon đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường quân đội của Hàn Quốc để ngăn chặn nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân.

Andrew Yeo, một thành viên cấp cao và là Chủ tịch Quỹ SK-Korea về Nghiên cứu Hàn Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á của Viện Brookings (Mỹ), cho biết những vấn đề chính sách đối ngoại trên không nằm trong số những mối quan tâm chính của cử tri trước thềm bầu cử Quốc hội.

“Mọi người thừa nhận những gì ông Yoon đã làm trên mặt trận đối ngoại, nhưng tất cả chỉ là thứ yếu trong một cuộc bầu cử này. Giá cả thực sự cao và cử tri muốn biết liệu các ứng cử viên có kế hoạch kiểm soát giá cả hay không", vị chuyên gia chia sẻ.

Trước cuộc bỏ phiếu vào tuần tới, các hành khách trên xe buýt số 8146 bày tỏ mong muốn chính quyền có các biện pháp nhằm giảm chi phí sinh hoạt.

Bà Jung dù vậy cho rằng kết quả bầu cử sẽ khó tác động tới cuộc sống hàng ngày của mình. Bà mỉm cười khi được hỏi về việc phải dậy trước bình minh rồi nói: "Dù sao thì tôi cũng là người dậy sớm".

Đến 4h30, những hành khách lên xe gần như không tìm được chỗ ngồi. Nhiều hành khách chào hỏi nhau do họ thường xuyên đi chung chuyến.

Vào lúc 4:55 sáng, ngay sau khi chuyến xe số 8146 băng qua sông Hàn về phía Gangnam, bà Jung xuống xe và biến mất giữa các tòa nhà cao tầng để tiếp tục làm việc.

Theo Nikkei Asia
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?