Trí tuệ Nhân tạo giúp chẩn đoán ung thư, dự báo lũ, giải quyết các vấn đề xã hội

 Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence / AI) đã bước vào đời sống với các ứng dụng rất đa dạng, có thể giúp chẩn đoán sớm ung thư, dự báo lũ, bảo vệ rừng mưa, cải thiện quản lý chất thải nhựa, hỗ trợ người điếc/khiếm thính đến phát hiện sâu bệnh trên cây trồng. Những nghiên cứu đột phá về Trí tuệ Nhân tạo này đã được công bố tại sự kiện Solve with AI do Google tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản ngày 10/7.
Jeff Dean, Thành viên cao cấp của Google Fellow, Trưởng bộ phận Google AI
Jeff Dean, Thành viên cao cấp của Google Fellow, Trưởng bộ phận Google AI

“Chúng tôi tin rằng Trí tuệ Nhân tạo (AI) có thể giúp xử lý các thách thức khó khăn về xã hội và môi trường đặt ra trong thời đại của chúng ta như trong các lĩnh vực về y tế, dự báo thảm họa, bảo vệ môi trường, nông nghiệp hay bảo tồn văn hóa.”, Jeff Dean, Thành viên cao cấp của Google Fellow, Trưởng bộ phận Google AI, mở đầu cho sự kiện Solve with AI ngày 10/7/2019 tại Tokyo, Nhật Bản. Senior Google Fellow, Head of Google AI

Sự kiện Solve with AI với sự góp mặt của các nhà khoa học bao gồm Jeff Dean, người dẫn dắt Google AI, cùng các đồng sự là các giám đốc sản phẩm tại Google AI gồm Lily Peng (Google AI Healthcare), Sagar Savla (Google AI Research), Julie Cattiau, và Sella Nevo cùng một số chuyên gia khách mời Topher White (Rainforest Connection), Raghu Dharmaraju (Wadhwani Institute for AI), Febriadi Pratama (Gringgo), Tarin Clanuwat (CODH), giới thiệu những thông tin mới nhất về Trí tuệ Nhân tạo (AI) đến báo chí truyền thông trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), các đột phá trong nghiên cứu và ứng dụng AI trong các lĩnh vực đời sống và phát triển của nhân loại.

Tại Google, phần lớn nghiên cứu về AI tập trung vào Máy học (Machine Learning / ML), một dạng khoa học máy tính hướng đến việc lập trình giúp một máy điện toán có thể học để thông minh, sẽ dễ hơn việc trực tiếp lập trình cho nó thông minh. Với Máy học, các máy điện toán giờ đây có thể Nhìn, Nghe, Nói và Hiểu.

Google có những Nguyên tắc Trí tuệ Nhân tạo tạo thành một bảng quy tắc đạo đức, hướng dẫn sự phát triển và sử dụng AI trong các nghiên cứu, các ứng dụng và các dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi đã xem xét hơn 100 dự án dựa trên những nguyên tắc này, huấn luyện hàng ngàn nhân viên Google về tính minh bạch Máy học. Chúng tôi đang có những nghiên cứu tích cực trong lĩnh vực quyền riêng tư, bảo mật và công bằng, và đã phát triển một hình thái mới của Máy học (ML) được gọi tên Học Liên kết (Federated Learning).

Không còn là viễn cảnh xa vời, Solve with AI cho thấy cách mà Trí tuệ Nhân tạo có thể giúp ích cho xã hội, và theo đó chương trình AI for Social Good được bắt đầu, tập trung vào hai trọng tâm: Nghiên cứu và Kỹ thuật (nghiên cứu cách thức ứng dụng nghiên cứu Máy học tạo tác động tốt đến các vấn đề xã hội, nhân loại và môi trường), và Trao quyền cho những người khác để xử lý các vấn đề lớn (Google cung cấp các công cụ như TensorFlow, các khóa huấn luyện như ML Study Jam để giúp mọi người xử lý các vấn đề. Google AI Impact Challenge là một trong những hoạt động này).

AI xử lý các vấn đề của con người, xã hội và môi trường

Một trong những dự án tận dụng khả năng của AI có sức ảnh hưởng lớn đó là Google Flood Forecasting Initiative do chuyên gia Sella Nevo dẫn dắt, cung cấp các dự báo và cảnh báo lũ có độ phân giải cao với độ chính xác cao tại các quốc gia đang phát triển. Lũ lụt ảnh hưởng đến 250 triệu người trên thế giới hàng năm, phá hủy nhiều tài sản và gây thiệt hại hàng tỷ USD. Tuy nhiên, phần lớn tác hại của chúng cũng có thể phòng ngừa được. Các hệ thống cảnh báo sớm có thể ngăn chặn hơn một phần ba số người thiệt mạng và thiệt hại về kinh tế.

Một lĩnh vực đang có những bước tiến lớn trong việc ứng dụng AI đó là Y tế. Giám đốc sản phẩm Google Health, cô Lily Peng đã có bài trình bày ấn tượng tại sự kiện Solve with AI về khả năng ứng dụng AI trong việc trợ giúp sàng lọc và phân loại bệnh võng mạc đái tháo đường, và phát hiện ung thư phổi và ung thư vú. Nghiên cứu của Lily Peng về võng mạc đái tháo đường (diabetic retinopathy) đã được ứng dụng tại bệnh viện mắt Aravind (Madurai, Ấn Độ) cho kết quả khả quan, giúp các bác sĩ tiết kiệm thời gian phân loại và gia tăng được số lượng sàng lọc.

Trong khi đó, ung thư phổi gây ra nhiều cái chết nhất trong các loại ung thư, chiếm 3% tỷ lệ tử vong hàng năm trên toàn thế giới. Việc chẩn đoán sớm có thể giúp ích nhiều cho quá trình điều trị nhưng hơn 80% ca ung thư phổi không được phát hiện sớm. Một mô hình Máy học phân tích các bản CT và dự đoán các khối u phổi ác tính. Ứng dụng AI này giúp phát hiện sớm thêm 5% trường hợp ung thư.

Tương tự đối với ung thư vú, hiện nay các bác sĩ phải lấy mẫu mô của các hạch bạch huyết của bệnh nhân ung thư vú để xem ung thư có lan rộng không, và một slide bệnh án có thể có tới 10 GigaPixel, điều này có thể ví như tìm kiếm một cây kim trong đống cỏ khô. Các nhà khoa học ứng dụng AI bằng một mô hình Máy học (Machine Learning) để phát hiện các tổn thương trong hình ảnh bệnh lý, hỗ trợ các bác sĩ phát hiện di căn ung thư. Mô hình của Google Health đã có thể tìm thấy 95% các tổn thương tiền ung thư (so với 73% được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu bệnh học), nhưng nó cũng phát hiện ra nhiều ‘cảnh báo giả dương tính’ hơn so với các bác sĩ.

Ứng dụng Live Transcribe cũng là một minh chứng cho việc AI giúp xử lý vấn đề của con người và xã hội, giúp phiên âm trực tiếp giọng nói và âm thanh sang văn bản, hỗ trợ 70 ngôn ngữ với mức độ chính xác cao để những người điếc hoặc khó nghe có thể tham gia giao tiếp trong các cuộc trao đổi trong cuộc sống. Bên cạnh đó là Project Euphonia, dự án ứng dụng AI để cải thiện sản phẩm dành cho người nói kém do tác động của các bệnh như Parkinson, ALS.

AI không chỉ giúp ích cho con người và xã hội mà còn là công cụ giúp bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường thiên nhiên. Các ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo của những nhà khoa học thuộc Google AI còn phải kể đến dự án bảo vệ rừng mưa tại Indonesia, bảo vệ động vật quý hiếm thông qua hợp tác với NOAA (Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ) trong chương trình theo dõi loài cá voi lưng gù, quản lý chất thải nhựa tại Indonesia, hay phát hiện sâu bệnh trên cây trồng ứng dụng tại Ấn Độ… Đây là những bước tiến lớn đã và đang đem lại những tác động tích cực, thúc đẩy những bước đột phá lớn hơn. Trí tuệ Nhân tạo (AI) đang góp một phần lớn trong sự tiến hóa của nhân loại.

Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.