Trớ trêu những phận đời mang bệnh tan máu bẩm sinh

[Ngày Nay] - Tất cả họ khi sinh ra đều khoẻ mạnh bình thường. Thậm chí, có nhiều người lớn lên cùng với hoài bão, ước mơ sắp thành hiện thực… Nhưng mọi thứ đều gác lại, đều dang dở chỉ vì căn bệnh mà họ mang trong mình: bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).
Hai bé Phúc và Hưng sẽ phải gắn với việc điều trị suốt đời, trong khi ông bà ngày càng già, yếu.
Hai bé Phúc và Hưng sẽ phải gắn với việc điều trị suốt đời, trong khi ông bà ngày càng già, yếu.

Tại Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, có rất nhiều người bệnh ở đủ lứa tuổi khác nhau điều trị. Tất cả họ đều trở thành những “bệnh nhân thân thiết” tại đây, đều được bác sỹ nhớ mặt, nhớ tên.

Bệnh nhân Hoàng Thị Nụ ở Bắc Kạn là con út trong gia đình có 4 người con thì có tới 3 người chết vì căn bệnh tan máu bẩm sinh. Lúc nhỏ, cả 4 anh chị em của Nụ đều rất hay mệt mỏi, da vàng, mắt vàng, bụng to, ai cũng nghĩ họ bị bệnh gan. Đến năm 2012, khi Nụ mang thai, sức yếu thì gia đình mới dành dụm tiền đưa đi Hà Nội kiểm tra và phát hiện bệnh tan máu bẩm sinh. Cuộc sống của Nụ từ đó gắn với những chuyến đi bệnh viện, mỗi tháng 7-10 ngày. Mặc dù nhà trường tạo điều kiện nhưng việc không thể kéo dài mãi, điều trị được 3 năm Nụ đành chấp nhận chia tay nghề dạy học, bất hạnh nữa kéo đến khi người chồng không thể thông cảm với căn bệnh của vợ và chia tay…

Cùng làm bạn với bệnh viện, hai bé Hoàng Thanh Phúc, Hoàng Quang Hưng ở Mai Sơn, Sơn La, bị mẹ bỏ rơi khi hay tin các con mắc bệnh. Ở với ông bà, nhận được sự chăm sóc, yêu thương của ông bà, hai bé Phúc và Hưng còn nhầm tưởng, gọi bà là “mẹ”.  Ông của hai bé chia sẻ, khi còn rất nhỏ, hai anh em đều có những biểu hiện: Bụng cứng, da xanh xao, kém ăn, chậm lớn. Đưa con đến bệnh viện, cả gia đình bàng hoàng nghe bác sĩ thông báo hai con cùng mang trong mình căn bệnh di truyền tan máu bẩm sinh. Ban đầu, cả gia đình chưa hiểu rõ về căn bệnh, chỉ biết rằng hàng tháng đều phải đưa con đi viện truyền máu định kỳ. Nhìn thấy tương lai mờ mịt với những ngày tháng đi viện triền miên, mẹ các cháu sợ hãi bỏ đi, để lại 2 đứa con thơ dại cho người chồng tàn tật và ông bà nội già yếu. Đến nay đã 8 tuổi nhưng Hưng chỉ nặng có 16kg; Phúc 9 tuổi cũng chỉ có 19 kg, khuôn mặt Phúc đã bắt đầu biến dạng vì bệnh. Gần 60 tuổi, hàng tháng ông của Phúc và Hưng phải đi gần 300 cây số từ Sơn La xuống Hà Nội để đưa 2 cháu đi viện.

Tương lai 2 cháu vẫn là dấu hỏi bỏ ngỏ khi mẹ đi lấy chồng mới, bố cũng lấy vợ và sinh con với kinh tế bấp bênh...

Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh máu di truyền-bẩm sinh phổ biến trến thế giới và ở Việt Nam. Hiện Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh. Theo ước tính, một bệnh nhân Thalassemia mức độ nặng từ khi sinh ra đến 30 tuổi cần truyền khoảng trên 1.000 đơn vị máu để duy trì cuộc sống. Mỗi năm cần có trên 2.000 tỷ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị (tối thiểu) và cần có khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn cho 20.000 người bệnh tan máu bẩm sinh thể nặng trên cả nước.

Thalassemia tuy là một bệnh mạn tính, người bệnh phải điều trị suốt đời nhưng lại là bệnh rất dễ phòng tránh. Người mang gen bệnh và cả người bệnh hoàn toàn có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh nếu kết hôn với người không mang gen. Hiện nay, với các phương pháp chẩn đoán trước  sinh (chẩn đoán thai nhi hoặc chẩn đoán trước chuyển phôi) thì hai người cùng mang gen vẫn có thể sinh ra những em bé không mang bệnh.

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.