Trung Quốc đã thành công trong việc đưa người ra ngoài không gian kể từ năm 2003, khi cựu phi công Yang Liwei điều khiển phi thuyền nhỏ màu đồng Thần Châu 5 và trở thành người đầu tiên của Trung Quốc bay vào vũ trụ.
“Trong tương lai, một thế hệ mới của tàu vũ trụ sẽ được sử dụng trong sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng, để xây dựng một trạm không gian riêng và để khám phá sâu hơn về vũ trụ”, phi hành gia Yang Liwei, hiện là phó giám đốc thiết kế dự án tàu vũ trụ của Trung Quốc, chia sẻ tại một trường đại học.
Tàu vũ trụ thế hệ mới đã được các kỹ sư Trung Quốc thử nghiệm lần đầu vào năm 2020.
Kể từ khi trạm không gian của Trung Quốc đi vào hoạt động vào cuối năm ngoái, mọi sự chú ý đã đổ dồn về dự án đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2030.
Tàu vũ trụ Thần Châu của Trung Quốc, được tạo ra dựa theo mẫu tàu Soyuz của Nga, có thể vận chuyển tối đa 3 phi hành đoàn lên quỹ đạo gần nhất của Trái Đất. Thần Châu bao gồm máy hỗ trợ sự sống, mô đun đẩy, một mô đun giúp các phi hành gia sinh tồn trong một khoảng thời gian ngắn và một khoang tàu giúp họ trở về Trái Đất.
Ông Zhang Bainan, người chịu trách nhiệm thiết kế con tàu chia sẻ rằng: “Tàu vũ trụ thế hệ mới này sẽ chỉ có hai phần là động cơ đẩy mà mô đun để trở về Trái Đất, thiết kế này giúp tàu có thể chứa những mô đun lớn hơn và có thể chở đến 7 người”.