Trung Quốc đang chạy đua với SpaceX

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Khoảng một tháng trước, ngày 12/7, tên lửa Zhuque-2 (ZQ-2) đã cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, phía tây bắc Trung Quốc, đi vào quỹ đạo thành công.
Trung Quốc đang chạy đua với SpaceX

LandSpace Technology đã trở thành công ty tư nhân đầu tiên trên thế giới phóng tên lửa mang nhiên liệu metan oxy lỏng, đánh dấu một bước đột phá lớn đối với tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng giá rẻ mới của Trung Quốc. Sau lần thất bại vào 7 tháng trước, lần phóng thứ hai này rất quan trọng đối với LandSpace Technology.

Ông Zhang Changwu, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành LandSpace đã phải đối mặt với áp lực tài chính và phát triển kinh doanh ngày càng lớn trước thành công của ZQ-2. Nếu lần phóng thử thứ ba của ZQ-2 thành công trong vòng một năm, LandSpace sẽ có thể cung cấp 3-4 tên lửa ra thị trường bắt đầu từ năm tới, và tăng gấp đôi sản lượng đầu ra trong 3 năm liên tiếp.

Đối với ngành hàng không vũ trụ tư nhân Trung Quốc, năm 2023 thực sự là một bước ngoặt. Các công ty tư nhân chế tạo và phóng vệ tinh bắt đầu xuất hiện. Định giá của một số công ty hàng đầu lên tới 10 tỷ nhân dân tệ (1,4 tỷ USD). Xiong Weiming, một nhà đầu tư của công ty China Growth Capital cho biết, ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc cần các doanh nghiệp tư nhân, nhất là trước sự cạnh tranh từ Mỹ. Do sự hạn chế của quỹ đạo và dải tần ngoài không gian, các cường quốc ngày càng cạnh tranh dữ dội ngoài không gian.

Vào tháng 9/2020, Trung Quốc đã đệ trình kế hoạch triển khai chùm vệ tinh “China SatNet”, bao gồm 12.992 vệ tinh cho Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Trung Quốc đã lên kế hoạch hoàn tất vụ phóng đầu tiên vào năm 2023, với mục tiêu hình thành mạng lưới 300 vệ tinh vào năm 2030. Thị trường hàng không vũ trụ tư nhân của Trung Quốc nhận được sự hỗ trợ chính sách mạnh mẽ.

Theo Viện Nghiên cứu Công nghiệp Chuyển tiếp, thị trường ngành hàng không vũ trụ tư nhân của Trung Quốc đã tăng từ 376,4 tỷ nhân dân tệ năm 2015 lên 836,2 tỷ nhân dân tệ vào năm 2019, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 22,1%. Lĩnh vực này dự kiến sẽ vượt quá con số 2,4 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2024. Năm 2018 đánh dấu sự bùng nổ của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ tư nhân Trung Quốc, với ít nhất 15 công ty công bố ít nhất 17 thỏa thuận tài chính. Trong đó, 6 giao dịch trị giá 100 triệu nhân dân tệ và tổng số tiền gây quỹ đã vượt 2 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, đầu tư vào hàng không vũ trụ tư nhân đã giảm đi trong thời kỳ đại dịch, còn các công ty hàng không vũ trụ mong muốn niêm yết cổ phiếu đã đạt được rất ít tiến bộ. Ngành hàng không vũ trụ tư nhân đang trải qua giai đoạn hạ nhiệt cần thiết sau giai đoạn “sốt” đầu tư, khiến các công ty có thời gian phân bổ nguồn vốn và cải tiến công nghệ.

Ông Liu Chang, Phó Chủ tịch GalaxySpace, một công ty vệ tinh tư nhân hàng đầu cho biết, hiện có hơn 7.000 vệ tinh trên quỹ đạo trên toàn thế giới và Trung Quốc có khoảng 700. Việc xây dựng mạng lưới vệ tinh của Trung Quốc đang tăng tốc, hứa hẹn một thị trường internet khổng lồ.

Tháng 10/2015, chính phủ Trung Quốc đã đề xuất một kế hoạch đánh giá tiềm năng phát triển thương mại và định hướng thị trường của cơ sở hạ tầng vũ trụ thuộc sở hữu nhà nước. Trong 8 năm qua, một nhóm các công ty tên lửa tư nhân như LandSpace, i-Space và Galactic Energy đã xuất hiện. Trong khi đó, các công ty vệ tinh do Chang Guang Satellite, Spacety, Minospace và GalaxySpace đại diện đang dẫn đầu thị trường. Các công ty lớn đã trải qua nhiều vòng cấp vốn.

Theo dữ liệu từ Huatai Securities, đã có 84 vụ phóng tên lửa thương mại ở Trung Quốc từ năm 2015 đến 2021, trong đó 91,7% vụ phóng là các sứ mệnh của nhà nước. Năm 2022, Trung Quốc thực hiện 64 vụ phóng, trong đó các vụ phóng thương mại tăng lên 22. Tại Mỹ, toàn bộ 95 vụ phóng tên lửa từ năm 2020 đến 2021 đều do doanh nghiệp tư nhân thực hiện.

Theo dữ liệu được công bố tại Hội nghị Phát triển Hàng không Vũ trụ Thương mại Trung Quốc năm 2023, đầu tư vào vệ tinh vào năm 2022 chiếm 22% tổng đầu tư của ngành hàng không vũ trụ và hơn 32% đã đầu từ vào tên lửa. Lĩnh vực sản xuất tên lửa, vốn nghiên cứu lâu hơn, phụ thuộc rất nhiều vào tài chính.Các công ty tên lửa tư nhân phải đối mặt với tình trạng thiếu địa điểm phóng. Hầu hết các tên lửa nhỏ sử dụng nhiên liệu rắn của các công ty tư nhân đều có thể được phóng trên bệ xi măng. Vào tháng 6/2022, Trung Quốc quyết định xây dựng một bãi phóng tên lửa mới ở tỉnh Hải Nam dành riêng cho các hoạt động phóng tên lửa tư nhân. Bệ phóng đã được khởi công và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023. Nó sẽ chính thức được sử dụng cho phóng tên lửa vào quý 2 năm 2024.

Vào tháng 4/2020, Trung Quốc đã đưa internet vệ tinh vào kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng mạng truyền thông mới. Tháng 4/2021, Tập đoàn Mạng vệ tinh Trung Quốc (SatNet) được thành lập để điều phối và lập kế hoạch phát triển mạng internet vệ tinh của Trung Quốc. Tháng 2/2023, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin nước này đã đưa thiết bị internet vệ tinh vào giấy phép truy cập mạng, hỗ trợ sự phát triển của mạng vệ tinh LEO.

Dù có nhiều tiềm năng nhưng các công ty tên lửa Trung Quốc đang phải đối mặt với hai ngã rẽ quan trọng. Tên lửa chạy nhiên liệu rắn dễ chế tạo hơn, khiến chúng trở thành lựa chọn hàng đầu cho các công ty hàng không vũ trụ tư nhân và các công ty khởi nghiệp. Lựa chọn công nghệ nhiên liệu rắn mang lại một con đường an toàn và ổn định. Các nhà khoa học hàng không vũ trụ nói rằng tên lửa oxy lỏng có hàm lượng carbon thấp hơn, khiến chúng trở nên thuận lợi trước những lo ngại về khí nhà kính. Tên lửa metan (nhiên liệu lỏng) cũng có tiềm năng sản xuất trong môi trường ngoài Trái Đất.

Theo Viện Nghiên cứu Công nghiệp Chuyển tiếp, thị trường ngành hàng không vũ trụ tư nhân của Trung Quốc đã tăng từ 376,4 tỷ nhân dân tệ năm 2015 lên 836,2 tỷ nhân dân tệ vào năm 2019, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 22,1%. Lĩnh vực này dự kiến sẽ vượt quá con số 2,4 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2024.

"Sư Thích Minh Tuệ" tên thật là Lê Anh Tú (43 tuổi, trú tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh).
Ban Tôn giáo Chính phủ thông tin về "sư Thích Minh Tuệ"
(Ngày Nay) - Ban Tôn giáo Chính phủ ngày 16/5 đã có gửi văn bản tới các Ban/Phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Dân tộc - Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu về công tác quản lý nhà nước liên quan đến Phật giáo trên địa bàn.
Quân đội Mỹ xây bến tàu ở Dải Gaza
Quân đội Mỹ xây bến tàu ở Dải Gaza
(Ngày Nay) - Vào thứ Năm, quân đội Mỹ đã hoàn thành việc xây dựng một bến tàu cho khu vực Gaza để chuẩn bị các chuyến hàng viện trợ nhân đạo tới khu vực bị cô lập trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas.
Kim tự tháp Khufu ở Giza, Ai Cập. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Phát hiện lý thú liên quan việc xây dựng các kim tự tháp Ai Cập cổ đại
(Ngày Nay) - Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, các nhà khoa học đã phát hiện dấu vết một nhánh sông Nile cổ xưa, hiện đã khô, chảy dọc theo khoảng 30 kim tự tháp của Ai Cập cổ đại, bao gồm cả quần thể kim tự tháp Giza nổi tiếng. Nhánh sông này có thể đã được dùng để vận chuyển vật liệu cho những công trình hoành tráng này hơn 4.000 năm trước đây.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Durham, Bắc Carolina. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tổng thống Joe Biden nỗ lực ghi điểm với cử tri da màu
(Ngày Nay) - Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực củng cố sự ủng hộ của cử tri da màu thông qua một loạt hoạt động tương tác với cộng đồng quan trọng từng giúp ông đánh bại ông Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2020.
Những chiếc ấn bạc mạ vàng niên hiệu Khải Định trưng bày tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN
10 cổ vật triều Nguyễn được định danh và triển lãm trên không gian số
(Ngày Nay) - Ngày 17/5, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp với các đối tác tiến hành định danh số với 10 cổ vật triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, đồng thời ra mắt không gian triển lãm văn hóa metaverse (vũ trụ ảo) đầu tiên tích hợp kính Apple Vision Pro, ứng dụng công nghệ của Phygital Labs, mở ra hành trình ứng dụng công nghệ vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản.
Ảnh: medpagetoday.com
Mỹ phê chuẩn thuốc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ
(Ngày Nay) - Ngày 16/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab của công ty dược phẩm Amgen, một liệu pháp miễn dịch điều trị cho những người trưởng thành mắc ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn cuối dù bệnh nhân đã thực hiện hóa trị trước đó.
Tranh của danh họa Claude Monet được bán với giá 35 triệu USD
Tranh của danh họa Claude Monet được bán với giá 35 triệu USD
(Ngày Nay) - Nhà đấu giá Sotheby's cho biết tối 15/5, bức tranh "Meules a Giverny" của danh họa Claude Monet đã được bán với giá gần 35 triệu USD, đánh dấu khởi đầu vững chắc cho hoạt động đấu giá tác phẩm nghệ thuật vào mùa Xuân ở New York (Mỹ). Bức tranh do họa sĩ trường phái ấn tượng người Pháp Monet vẽ năm 1893.