Trung Quốc 'điều chỉnh linh hoạt' chính sách chống dịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện “những điều chỉnh linh hoạt” đối với chính sách chống dịch, đó là tuyên bố của ông Qin Gang - đại sứ Trung Quốc tại Mỹ.
Trung Quốc 'điều chỉnh linh hoạt' chính sách chống dịch

Phát biểu tại một sự kiện ở Washington do Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-Trung tổ chức, đại sứ Qin Gang lập luận rằng “Trung Quốc đã nhận ra sự cân bằng tốt giữa việc bảo vệ người dân và khôi phục nền kinh tế”.

“Trên cơ sở các biện pháp kiểm soát có mục tiêu và dựa trên cơ sở khoa học, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các điều chỉnh linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh", tờ SCMP trích lời ông Qin.

Cũng tại sự kiện, ông Qin chỉ trích tuyên bố “vô căn cứ” rằng Trung Quốc sẽ phát triển thụt lùi từ một quốc gia cởi mở thành một quốc gia khép kín. Quan điểm này được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về một nền kinh tế Trung Quốc hướng nội hơn sau Đại hội XX.

Đáng chú ý, đại sứ Qin cũng đã đề cập đến mặt tiêu cực của chiến lược chống dịch "zero-COVID" của chính quyền Bắc Kinh. "Không thể phủ nhận rằng các chính sách này đã có một số tác động đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân”, ông Qin nói.

Tuy nhiên, ông vẫn khẳng định chủ trương chống dịch quyết liệt đã giúp Trung Quốc ghi nhận số ca nhiễm bệnh và tử vong thấp nhất thế giới.

Hôm thứ Tư, chính phủ Trung Quốc đã công bố danh sách 10 điểm để đẩy lùi một số biện pháp chống dịch, dấu hiệu cho thấy nước này đang dần mở cửa sau gần 3 năm "khép kín", trang Nikkei Asia đưa tin.

Quy định mới cho biết những người không có triệu chứng hoặc bị nhẹ giờ đây sẽ được phép cách ly tại nhà thay vì bị buộc phải đi cách ly tập trung. Việc xét nghiệm PCR đại trà cũng sẽ được thu nhỏ quy mô.

Người dân cũng sẽ không còn phải cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính để đi du lịch nội địa. Quy định mới cũng hạn chế khả năng của chính quyền địa phương trong việc tự ý phong tỏa các khu dân cư và đóng cửa doanh nghiệp.

Trước đó, Bộ Chính trị Trung Quốc đã nhóm họp bàn và kêu gọi nước này “tối ưu hóa” các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trong năm 2023 để thúc đẩy nền kinh tế.

Theo hãng tin Tân Hoa Xã, các quan chức cấp cao tại Bắc Kinh đã xác định ổn định tăng trưởng kinh tế là một trong những ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc trong năm tới.

Ưu tiên của chính quyền Bắc Kinh sẽ là "thúc đẩy mức độ mở cửa cao với thế giới bên ngoài và nỗ lực nhiều hơn để thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài".

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.