Trung Quốc, Hàn Quốc im ắng khi Nhật Bản xả nước phóng xạ lần hai

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Khi chính phủ Nhật Bản tiến hành xả nước thải từ nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi hôm thứ Năm, các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc gần như không có phản ứng dữ dội như lần xả đầu tiên.

Trung Quốc, Hàn Quốc im ắng khi Nhật Bản xả nước phóng xạ lần hai

Chiều thứ Năm, một nhóm ủng hộ đã tổ chức biểu tình trước lãnh sự quán Nhật Bản ở Hồng Kông, giương cao biểu ngữ cáo buộc Nhật Bản gây nguy hiểm cho an toàn thực phẩm trên toàn thế giới.

Trước đó vào tháng 8, một cuộc biểu tình tương tự trước cổng lãnh sự quán Nhật Bản đã thu hút rất đông người Hồng Kông tham gia, thì lần này chỉ có 5 người có mặt và họ đã giải tán không lâu sau đó.

Ở đại lục, đài truyền hình trung ương Trung Quốc vẫn đưa tin về vụ xả "nước nhiễm hạt nhân" từ nhà máy Nhật Bản, nhưng không phát sóng trực tiếp trên ứng dụng di động như trước đây. Truyền thông Trung Quốc cho biết đợt xả thải đầu tiên vào ngày 24/8 diễn ra “trong bối cảnh ngư dân địa phương phản đối dữ dội và những lo ngại lan rộng từ các nước láng giềng”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một bình luận ngắn vào tối thứ Năm, cho biết: “Chúng tôi kiên quyết phản đối hành động đơn phương này của Nhật Bản”. Phía Bắc Kinh đồng thời kêu gọi Tokyo “có liên lạc đầy đủ, chân thành với các nước láng giềng và xử lý nước bị ô nhiễm hạt nhân một cách có trách nhiệm”.

“Cộng đồng quốc tế cần thúc đẩy một thỏa thuận giám sát quốc tế sẽ duy trì hiệu quả lâu dài và đảm bảo rằng các nước láng giềng của Nhật Bản và các bên liên quan khác có thể tham gia thực chất vào thỏa thuận này”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.

Đợt xả thải lần thứ hai cũng thu hút rất ít sự phản đối từ phía Hàn Quốc. Chính quyền Seoul đã theo dõi dữ liệu từ vụ xả thải, một phát ngôn viên của chính phủ Hàn Quốc cho biết họ sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo sức khỏe cộng đồng không bị ảnh hưởng.

Bất chấp phản ứng trầm lặng hơn, Trung Quốc đại lục và Hồng Kông vẫn chưa tính đến việc dỡ bỏ lệnh cấm đối với hải sản Nhật Bản. Chính quyền thành phố Hồng Kông đã cấm nhập khẩu hải sản từ 10 quận, huyện của Nhật Bản vào tháng 8 để đáp trả lại đợt xả thải đầu tiên.

Ông Tse Chin-wan, thư ký môi trường và sinh thái của Hồng Kông, cho biết hôm thứ Tư: “Nếu Nhật Bản tiếp tục xả nước bị ô nhiễm hạt nhân, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục cấm hải sản”.

Trung Quốc đại lục vào tháng 8 đã áp đặt lệnh cấm toàn diện đối với tất cả hải sản Nhật Bản và không có dấu hiệu chấm dứt lệnh cấm này bất chấp những lời giải thích nhiều lần từ Tokyo về sự an toàn của hải sản.

Theo Nikkei Asia
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm kín bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đều nhận định Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.