Trung Quốc hé lộ mẫu tàu vũ trụ đưa người lên Mặt trăng

Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc (CAST) tung ra những hình ảnh về thiết kế tàu vũ trụ dành cho 4-6 phi hành gia.
Tàu vũ trụ mới gồm khoang chở người (trên) và khoang thiết bị (dưới, hình trụ tròn). (Ảnh: Space).
Tàu vũ trụ mới gồm khoang chở người (trên) và khoang thiết bị (dưới, hình trụ tròn). (Ảnh: Space).

Trung Quốc đang phát triển tàu vũ trụ thế hệ mới để chở người bay tới Mặt Trăng và những nơi xa xôi hơn trong vũ trụ, Space hôm 2/10 đưa tin. Mẫu tàu này vẫn chưa được đặt tên, dự kiến có thể bay vượt khỏi quỹ đạo thấp của Trái Đất và chở 4 - 6 người. Nó dài 9m và có khối lượng cất cánh tối đa khoảng 20 tấn.

Tàu vũ trụ mới gồm hai bộ phận chính, khoang thiết bị và khoang chở người. Trong đó, khoang thiết bị cung cấp sức đẩy, năng lượng, và các trang bị cần thiết để duy trì sự sống cho phi hành đoàn. Khoang chở người có thể tái sử dụng một phần.

Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ chở người thành công nhưng chưa từng vượt khỏi quỹ đạo Trái Đất. Năm 2003, phi hành gia Yang Liwei bay quanh Trái Đất trên tàu Thần Châu 5, giúp Trung Quốc trở thành nước thứ ba tự đưa người lên không gian. Tuy nhiên, đến nay, Mỹ vẫn là nước duy nhất có thể đưa được người lên Mặt Trăng rồi trở về Trái Đất.

Trung Quốc hiện sử dụng loại tàu Thần Châu nặng khoảng 8 tấn, có thể mang ba phi hành gia lên quỹ đạo thấp của Trái Đất. Tuy nhiên, thiết kế của Thần Châu không phù hợp với môi trường bức xạ mạnh của không gian sâu. Con tàu cũng không thể chịu được khi lao qua khí quyển với tốc độ cao để trở về Trái Đất. Lần phóng tàu Thần Châu gần nhất là vào năm 2016.

Chuyến bay thử nghiệm không chở người đầu tiên của mẫu tàu mới dự kiến diễn ra trong nửa đầu năm 2020. Mỹ cũng đang nỗ lực đưa người trở lại Mặt Trăng. SpaceX, công ty hàng không vũ trụ Mỹ, hé lộ phiên bản tàu vũ trụ mới Starship trong khi NASA cũng thử nghiệm hệ thống trên tàu vũ trụ Orion.

Theo Vnexpress
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.