Trung Quốc thành lập đối trọng chống lại G7

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với các nhà lãnh đạo của 5 nước Trung Á trong tuần này, với hy vọng tăng cường các mối quan hệ trong khu vực để chống lại hội nghị thượng đỉnh G7 sắp sửa diễn ra tại Hiroshima.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại Tây An. Ảnh: Reuters
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại Tây An. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiếp đón các lãnh đạo của Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan tại Tây An vào thứ Năm và thứ Sáu tuần này, với một văn kiện chung cam kết hợp tác sẽ được ký kết.

Đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên kể từ khi Trung Quốc và 5 nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992.

Ông Tập đã có cuộc hội đàm trước đó với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại Tây An hôm thứ Tư, tuyên bố rằng hai nước nên "thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ hữu nghị truyền thống". Vào tháng 9 năm ngoái, Kazakhstan là quốc gia đầu tiên mà ông Tập đến thăm sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Dự kiến, ông Tập và các lãnh đạo Trung Á sẽ tổ chức một cuộc họp báo chung vào thứ Sáu.

Tây An là điểm khởi đầu Con đường tơ lụa lịch sử nối hai thế giới Đông và Tây. Bằng cách chọn nơi này làm địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh, Trung Quốc muốn nhắc nhở Trung Á về mối quan hệ bền chặt của họ, quay trở lại thời điểm các quốc gia từng thịnh vượng như một điểm chiến lược trên Con đường tơ lụa.

Chương trình nghị sự chính của hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ tập trung vào sáng kiến Vành đai và Con đường kết nối Trung Quốc và châu Âu. "Vành đai" trong tên gọi của sáng kiến đề cập đến một loạt tuyến đường bộ xuyên qua Trung Á, trong khi "con đường" là tuyến đường biển chạy qua Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Trung Quốc đã đầu tư vào hệ thống đường ống và các dự án khác ở Trung Á để đảm bảo nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên ổn định, bao gồm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và uranium mà Kazakhstan và Turkmenistan có trữ lượng dồi dào.

Các nhà lãnh đạo cũng sẽ mở rộng hợp tác trong các biện pháp chống khủng bố bằng cách chia sẻ thông tin và làm việc cùng nhau để duy trì trật tự công cộng.

Trung Quốc đã chỉ định Phong trào Hồi giáo Đông Turkistan, một nhóm đòi quyền độc lập của người Duy Ngô Nhĩ, là một tổ chức khủng bố và lo ngại về việc tổ chức này có thể xâm chiếm khu vực Tân Cương.

Là cựu thành viên khối Xô Viết, 5 quốc gia Trung Á ban đầu có quan hệ thân thiết với Nga, nhưng đã giữ khoảng cách với chính quyền Moscow kể từ tháng 2 năm ngoái, sau vụ xung đột tại Ukraine. Trung Quốc coi ảnh hưởng suy yếu của Nga là cơ hội để đẩy mạnh can dự ở Trung Á.

Tổng giá trị thương mại giữa Trung Quốc và các nước Trung Á vào năm 2022 là 70,3 tỷ USD, theo số liệu thống kê thương mại do Tổng cục Hải quan Trung Quốc, đánh dấu mức cao kỷ lục, tăng khoảng 40% so với năm trước.

Trung Quốc cũng đang tăng cường hoạt động ngoại giao với các quốc gia lân cận bên ngoài Trung Á. Đầu tháng 5, Ngoại trưởng Tần Cương đã đến thăm Myanmar và Pakistan để thảo luận về hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng.

Tất cả các quốc gia này đều giữ khoảng cách nhất định với hệ thống dân chủ, pháp quyền và kinh tế thị trường của phương Tây. Tập hợp các quốc gia "không phải phương Tây" để chống lại G7 là cơ sở của chiến lược ngoại giao của Trung Quốc.

Về phần mình, các thành viên G7 sẽ thảo luận về cách đối phó với sự bành trướng trên biển và xây dựng quân sự của Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima, vốn sẽ bắt đầu vào hôm nay.

Về vấn đề Đài Loan, ông Tập về cơ bản đã cam kết thống nhất hòn đảo này với đại lục. Nếu Bắc Kinh quyết định sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu đó, Mỹ và châu Âu có thể đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Để chuẩn bị cho khả năng bị cấm vận kinh tế, Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu thực phẩm và tài nguyên từ các nước bên ngoài phương Tây.

Mỹ cũng đang tiếp cận Trung Á, với việc Ngoại trưởng Antony Blinken đến thăm Kazakhstan vào tháng 2 để dự cuộc họp của C5+1, một khuôn khổ ngoại giao bao gồm 5 quốc gia Trung Á và Mỹ.

Dù vậy, Trung Quốc cũng đang cố gắng duy trì các kênh đối thoại với phương Tây.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị đã gặp cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tại Vienna vào tuần trước, tổ chức các cuộc thảo luận trong tổng cộng 8 giờ. Hai bên hứa sẽ tiếp tục đối thoại với mục tiêu bình thường hóa quan hệ.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã đến thăm Đức và Pháp từ ngày 8/5, đồng ý với người đồng cấp Pháp Catherine Colonna để mở rộng quan hệ Pháp-Trung.

Nhiều nhà phân tích cho rằng tất cả các hoạt động ngoại giao trên đều nằm trong ý định của Trung Quốc nhằm chia rẽ sự đoàn kết của các nước G7 trước thềm hội nghị tại Hiroshima.

Theo Nikkei Asia
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?