Trung Quốc và Mỹ muốn quan hệ song phương lành mạnh, ổn định

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong 3 giờ thảo luận, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình đã đề cập đến kiểm soát bất đồng trong quan hệ hai nước, đặc biệt là về vấn đề Đài Loan.
Trung Quốc và Mỹ muốn quan hệ song phương lành mạnh, ổn định

"Thật tuyệt khi được gặp ngài", đó là lời mở đầu của ông Biden khi gặp mặt nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, trong suốt 3 giờ đối thoại, ông Biden đã đề cập tới một số chủ đề không hề "dễ nuốt" đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, bao gồm việc đưa ra lời phản đối của Mỹ đối với "các hành động ép buộc và ngày càng hung hăng của Trung Quốc đối với Đài Loan", "các hoạt động kinh tế phi thị trường" của chính quyền Bắc Kinh và các vấn đề nhân quyền ở "Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong".

"Với tư cách là các nhà lãnh đạo của hai quốc gia, chúng tôi chia sẻ trách nhiệm, theo quan điểm của tôi, để chứng tỏ rằng Trung Quốc và Mỹ có thể giải quyết sự khác biệt, ngăn cạnh tranh biến thành xung đột và tìm cách hợp tác cùng nhau trong các vấn đề toàn cầu cấp bách đòi hỏi hợp tác chung", ông Biden phát biểu trước báo giới sau hội nghị thượng đỉnh.

Về phần mình, ông Tập cho biết mối quan hệ giữa hai nước không đáp ứng được kỳ vọng toàn cầu.

"Vì vậy, chúng ta cần vạch ra lộ trình phù hợp cho mối quan hệ Trung-Mỹ. Chúng ta cần tìm ra hướng đi đúng đắn cho mối quan hệ song phương trong tương lai và nâng tầm mối quan hệ", ông Tập nói. "Thế giới mong đợi rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ xử lý mối quan hệ đúng đắn".

Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo cần xây dựng hướng đi đúng đắn cho quan hệ Mỹ-Trung và nâng tầm quan hệ song phương. Ông cũng bày tỏ mong muốn có cuộc trao đổi thẳng thắn và sâu rộng về lập trường trong các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược, hướng đến hợp tác với ông Biden.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức vào tháng 1/2021, ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có 5 lần điện đàm hoặc họp trực tuyến.

Đây là cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước kể từ sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump bên lề hội nghị G20 tại Osaka, Nhật Bản vào năm 2019.

Theo Reuters
Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.