Trường học Ukraine thích nghi với bom đạn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bất chấp tiếng nổ liên tục vang lên cùng những đêm tối đen vì mất điện, 190.000 học sinh còn lại của thủ đô Kyiv của Ukraine vẫn tiếp tục bám trụ lại các lớp học.
Một học sinh chạy đến hầm trú ẩn trong trường học sau khi nghe tiếng còi báo động. Ảnh: Reuters
Một học sinh chạy đến hầm trú ẩn trong trường học sau khi nghe tiếng còi báo động. Ảnh: Reuters

"Nếu không có ánh sáng, đôi khi thật khó để thấy em đang viết gì", Yulia, 13 tuổi, nói khi đang ngồi trong một lớp học tiếng Anh với khoảng một chục học sinh ở vùng ngoại ô phía tây Kyiv.

Mặc dù trường học của Yukia, giống như hầu hết các tòa nhà ở thủ đô của Ukraine, thường xuyên rơi vào cảnh mất điện kể từ tháng 10, các quan chức thành phố khẳng định sẽ đảm bảo điều kiện để các học sinh hoàn thành học kỳ này, dự kiến kết thúc vào ngày 23/12.

"Chúng tôi thực sự cần phải trụ vững trong ba tuần tới", Oleksiy Kurpas, một quan chức của Kyiv, cho biết.

Trường học Ukraine thích nghi với bom đạn ảnh 1

Các lớp học tại Kyiv vẫn mở cửa bất chấp tình trạng mất điện. Ảnh: Reuters

Ông Kurpas hy vọng rằng năm học này sẽ diễn ra cho đến mùa hè, nhưng tình hình không mấy khả quan: gần một nửa lưới điện của Ukraine đã bị phá hủy và dự kiến các cuộc tấn công tên lửa nhắm vào các nhà máy điện sẽ còn tiếp diễn.

Vị quan chức này nói rằng khoảng 85% nhân viên trường học của Kyiv vẫn ở trong thành phố, cùng với đó là 60% số lượng học sinh. Những học sinh khác đã theo gia đình đi trú ẩn ở những vùng an toàn hoặc tị nạn ở nước ngoài.

Do đó, các trường học đã tổ chức song song các lớp học trực tuyến và trực tiếp kể từ đầu năm học. Nhiều học sinh dù ở lại Kyiv nhưng vẫn phải học trực tuyến do nhà trường không có đủ hầm trú ẩn.

Mất điện trên diện rộng cũng khiến cuộc sống của giáo viên và học sinh trở nên khó khăn.

Bà Olena Roman - một hiệu trưởng, cho biết giáo viên đôi khi không thể đăng tải bài kiểm tra trên lớp do trục trặc kỹ thuật, trong khi nhiều học sinh không có đường truyền mạng ổn định tại nhà.

Bất chấp tình trạng bấp bênh của thành phố, bà Roman vẫn tự tin rằng các trường học sẽ vẫn được mở cửa.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc, chắc chắn là như vậy. Chúng tôi có một máy phát điện, nó sẽ cho phép chúng tôi làm việc trong mọi tình huống", vị hiệu trưởng khẳng định.

Nhiều trường tư thục ở Kyiv, do có nguồn lực tài chính dồi dào, đã có nhiều phương án đối phó với tình trạng mất điện.

Một trường tư thục nhỏ ở phía bắc Kyiv thậm chí đã thiết lập một địa điểm để phụ huynh và học sinh tới trú ẩn nếu ở nhà không có điện để bật lò sưởi.

Trường học Ukraine thích nghi với bom đạn ảnh 2

Một số trường học cung cấp điện miễn phí cho phụ huynh và học sinh tại Kyiv. Ảnh: Reuters

"Sau ngày 23/11, lần mất điện gần đây nhất, tôi đã có thể sạc các thiết bị của mình và liên lạc với người thân", Daria - một phụ huynh, cho biết. "Tôi đã dành cả buổi sáng ở đây. Có khá nhiều phụ huynh tới đây để tranh thủ làm việc trực tuyến".

Tuy nhiên, chiến tranh vẫn là nỗi ám ảnh đối với những đứa trẻ tại Kyiv.

"Mỗi khi tiếng còi báo động rú lên, em cảm thấy sợ hãi vì không biết chuyện gì đang xảy ra", Daria Kosova, 9 tuổi, hồi tưởng. "Một số bạn bắt đầu la hét, thậm chí chạy khắp nơi trong lớp học, em thì không biết phải làm gì".

Theo Reuters
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.