Tu bổ chùa Xuân Lũng: Chỉ di dời bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá khi thật sự cần thiết

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đối với Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá, thực hiện ý kiến của Bộ VHTTDL tại Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH về phương án bảo tồn hiện vật này, chỉ di dời để phục vụ công tác tu bổ hiện vật khi thực sự cần thiết và phải bảo đảm có phương án bảo vệ hiện vật trong quá trình di dời.
Chùa Xuân Lũng bị thiệt hại nặng nề sau vụ hỏa hoạn.
Chùa Xuân Lũng bị thiệt hại nặng nề sau vụ hỏa hoạn.

Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 2332/BVHTTDL-DSVH do Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương ký gửi UBND tỉnh Phú Thọ về việc thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Xuân Lũng.

Theo đó, ngày 12.5 vừa qua, Bộ VHTTDL đã nhận được Công văn số 2351/UBND KGVX của UBND tỉnh Phú Thọ về việc đề nghị thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Xuân Lũng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao.

Sau khi tiến hành xem xét và thẩm định, Bộ VHTTDL cho ý kiến về thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Xuân Lũng tại các nội dung gồm: Quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích;

Phục dựng lại Tam bảo (theo kiến trúc công trình trước khi bị cháy); xây dựng lại Tam quan, nhà Mẫu, nhà vệ sinh; xây dựng mới nhà giảng đường, nhà Tăng, nhà sắp lễ, lầu hóa vàng, nhà bếp, nhà vệ sinh; cải tạo sân, vườn, hạ tầng kỹ thuật.

Bộ VHTTDL lưu ý, đối với nhà giảng đường, cần giảm quy mô; Đối với phương án phục dựng lại Tam bảo, cần thiết kế bộ vì Tam bảo theo mẫu bộ vì công trình trước khi bị cháy.

Với phương án bố trí nội thất, đồ thờ, đề nghị không làm cửa võng tại các trục được nêu trong công văn; không sử dụng đèn tuýp chiếu sáng nội thất công trình.

Đối với hệ thống các hiện vật tại Tam bảo, trước khi bị cháy, tại Tam bảo còn giữ được hệ thống tượng, đồ thờ có giá trị lịch sử, nghệ thuật (hệ thống tượng thờ bằng đất, bằng gỗ…). Do đó, đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiếp tục khảo sát, đánh giá hệ thống hiện vật, đồ thờ, đề xuất giải pháp tu bổ, bảo tồn tối đa. Trường hợp không có khả năng tái sử dụng, lựa chọn các hiện vật có giá trị để bảo quản tại di tích.

Tu bổ chùa Xuân Lũng: Chỉ di dời bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá khi thật sự cần thiết ảnh 1

Bàn thờ Phật bằng đá- Bảo vật quốc gia tại chùa Xuân Lũng sau vụ cháy.

Đối với Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá, thực hiện ý kiến của Bộ VHTTDL tại Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH về phương án bảo tồn hiện vật này, chỉ di dời để phục vụ công tác tu bổ hiện vật khi thực sự cần thiết và phải bảo đảm có phương án bảo vệ hiện vật trong quá trình di dời.

Bộ VHTTDL cũng đề nghị điều chỉnh phương án thiết kế nhà sắp lễ theo hướng kiến trúc tường hồi bít đốc (không làm mái đao).

Hồ sơ cần làm rõ lịch sử xây dựng các công trình, bổ sung ảnh màu chụp hiện trạng, tư liệu về công trình Tam bảo trước khi bị cháy; ý kiến bằng văn bản của Nhân dân đối với phương án tổng mặt bằng, phương án tu bổ, tôn tạo, xây dựng mới và bố trí thờ tự tại các công trình.

Trước đó, vào tháng 11.2024, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ về việc đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng.

Căn cứ báo cáo của đoàn công tác và thực trạng hiện trường cháy chùa Xuân Lũng, theo đánh giá của đoàn công tác, về kiến trúc, hệ thống hiện vật (bảo vật quốc gia, tượng đất, tượng gỗ) đều chịu ảnh hưởng.

Bộ VHTTDL đã có ý kiến đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ sớm có đánh giá, kết luận về nguyên nhân của vụ cháy để làm rõ trách nhiệm; tăng cường công tác bảo vệ, giữ gìn các di tích khác trên địa bàn toàn tỉnh.

Ngày 23.10.2024, di tích quốc gia chùa Xuân Lũng (còn gọi là chùa Phổ Quang), xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ bị cháy. Chùa Phổ Quang là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, được nhà nước công nhận tại Quyết định số 92-VHTT/QĐ ngày 10.7.1980 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VHTTDL).

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phe bảo thủ đòi ông Trump "bỏ mặc" Israel
(Ngày Nay) - Những nhân vật cánh hữu chủ chốt, bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi về các cuộc không kích của Israel và cảnh báo về một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran.
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(Ngày Nay) - Căng thẳng leo thang tại Trung Đông đe dọa cắt đứt nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy giá vận chuyển, hàng hóa, năng lượng lên cao, khiến thế giới đối mặt rủi ro suy thoái diện rộng.
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
(Ngày Nay) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.