Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya sẽ diễn ra trong tháng 11

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đến với Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội văn hóa-du lịch lớn của tỉnh Gia Lai mà còn được trải nghiệm nhiều sự kiện văn hóa, thể thao.
Đỉnh núi lửa Chư Đăng Ya (Chư Păh, Gia Lai) được nhuộm vàng bởi màu dã quỳ rực rỡ. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Đỉnh núi lửa Chư Đăng Ya (Chư Păh, Gia Lai) được nhuộm vàng bởi màu dã quỳ rực rỡ. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)

Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya sẽ chính thức diễn ra từ ngày 11-17/11 tại khu vực núi lửa và một số địa điểm trên địa bàn hai xã Chư Đăng Ya và Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

Đến với lễ hội lần này, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội văn hóa-du lịch lớn của tỉnh Gia Lai mà còn được trải nghiệm nhiều sự kiện văn hóa, thể thao hấp dẫn.

Cứ giữa tháng 11, cúc dã quỳ nở rộ vàng rực, hoa dong riềng đỏ điểm thêm vẻ rực rỡ cho núi lửa Chư Đăng Ya. Du khách sẽ choáng ngợp với “thảm vàng hoa dã quỳ” khi được ngắm nhìn từ trên cao, phóng tầm mắt bao trọn khu vực núi lửa Chư Đăng Ya.

Vì thế, một trong những điểm mới và dự kiến sẽ thu hút đông du khách đến với Lễ hội hoa dã quỳ năm 2022 chính là bay dù lượn ngắm toàn cảnh bức tranh thiên nhiên từ trên cao.

Cùng với đó, các giải thể thao được tổ chức như: chạy quanh thắng cảnh nổi tiếng, đi bộ chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya hay trực tiếp lên đỉnh Chư Nâm hùng vĩ để ngắm trọn núi lửa phủ ngập sắc vàng.

Ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Păh, cho biết lễ hội năm nay, ngoài các môn thể thao truyền thống (như đẩy gậy, đi cà kheo, kéo co, nhảy bao bố…), còn có cuộc thi "Chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya."

Đặc biệt, để mang đến sự hấp dẫn riêng trong lễ hội, Câu lạc bộ dù lượn Sơn Trà (Công ty cổ phần bay dù lượn Đà Nẵng) sẽ bay biểu diễn phục vụ người dân và du khách thưởng ngoạn dù lượn có động cơ và không động cơ trong hai ngày (11 và 12/11).

Bên cạnh hoạt động bay biểu diễn, công ty còn thực hiện bay đôi cùng du khách. Những người yêu thích có thể đăng ký để được trải nghiệm dù lượn ngắm nhìn miệng núi lửa từ trên cao cùng bức tranh thiên nhiên độc đáo mùa lễ hội.

Để đảm bảo an toàn bay, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Câu lạc bộ Dù lượn Hà Nội tổ chức khảo sát nhảy dù lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya.

Sau khi bay thử, các phi công nhận định Chư Đăng Ya là địa điểm rất thuận lợi để phát triển môn thể thao dù lượn từ đường sá, thời tiết, lượng gió và đặc biệt là khung cảnh đẹp rất đặc trưng của cao nguyên trải rộng bên dưới.

Bay dù lượn từ trên đỉnh núi lửa Chư Đăng Ya là một trong những hoạt động hứa hẹn mang đến sự mới mẻ và hấp dẫn du khách trong Lễ hội hoa dã quỳ năm nay.

Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm nay với nhiều hoạt động như: tái hiện các nghi lễ truyền thống, những trò chơi dân gian, trình diễn cồng chiêng, ngành nghề truyền thống mang đậm sắc màu văn hóa của cư dân bản địa.

Không chỉ tham gia trình diễn để quảng bá văn hóa với khách du lịch, các nghệ nhân đến từ 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn giúp du khách tìm hiểu, trải nghiệm nghệ thuật đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ dân tộc, các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất của dân tộc Jrai, Bahnar.

Bên cạnh đó, việc phục dựng “Lễ mừng lúa mới” giúp người dân, du khách khám phá một trong những nghi lễ nông nghiệp lớn nhất, quan trọng nhất của cư dân Jrai. Nghi lễ này được các nghệ nhân phục dựng nguyên bản tại sân nhà rông làng Ia Gri, dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya vào ngày 12/11.

Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya sẽ diễn ra trong tháng 11 ảnh 1
Hoa dã quỳ ở Chư Đăng Ya. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)

Du khách muốn khám phá cao nguyên qua ẩm thực có thể tìm hiểu, mua làm quà các sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, đạt chứng nhận OCOP tại phiên chợ nông sản an toàn trưng bày tại các quầy hàng ngay dưới chân nhà rông làng Ia Gri.

Ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Păh nhấn mạnh Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh mảnh đất, con người và các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn. Đây cũng là dịp để địa phương giới thiệu, quảng bá danh lam thắng cảnh, các hoạt động văn hóa, lịch sử đến du khách; qua đó, kêu gọi thu hút đầu tư trên lĩnh vực du lịch. Do đó, Ban tổ chức không ngừng nỗ lực làm mới sự kiện, khẳng định thương hiệu riêng cho lễ hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.