Tưng bừng lễ hội Gàu Tào, bảo tồn nét đẹp văn hóa người Mông

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngày 20/1, Lễ hội Gầu Tào đã diễn ra tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình). Đây là lễ hội dân gian truyền thống, nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của người Mông Hòa Bình.
Những cô gái Mông xinh đẹp trong trang phục dân tộc đi hội Gầu Tào. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Những cô gái Mông xinh đẹp trong trang phục dân tộc đi hội Gầu Tào. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Lễ hội được chia làm 2 phần, gồm: Phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với nghi lễ chính là lễ dựng cây nêu. Cây nêu trong Lễ hội Gầu Tào mang biểu tượng cây thiêng nối trời với đất. Cây nêu được trồng trên bãi đất rộng, bằng phẳng. Ngọn cây nêu bao giờ cũng hướng về hướng Đông - là hướng sinh với mong muốn cầu sinh con, cũng là hướng của Mặt Trời với mong ước mùa màng bội thu.

Lễ cúng cây nêu có các lễ vật là gà, rượu, cơm, giấy. Chủ lễ thắp hương, đốt tiền mã rồi đi ngược chiều kim đồng hồ 3 vòng quanh cây nêu, rồi đi ngược 3 vòng nữa hát bài Tịnh chay hẹn ngày cùng báo thần linh biết việc dựng nêu tổ chức lễ tạ ơn.

Lễ cúng được tổ chức với mong ước trời đất, thần linh phù hộ cho bản làng yên vui, năm mới mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu chúc cho mọi người, mọi nhà yên vui, khỏe mạnh, ăn nên làm ra, chăn nuôi sinh sôi, trồng trọt được mùa.

Sau nghi thức dựng cây nêu, đến phần hội, các chàng trai cô gái, người già trẻ nhỏ bản Mông cùng nắm tay nhau múa vòng theo nhịp khèn. Trong văn hóa của người Mông, tiếng khèn thể hiện tâm linh, tín ngưỡng truyền thống, là vật linh thiêng trong các nghi lễ, lễ hội của người Mông.

Tưng bừng lễ hội Gàu Tào, bảo tồn nét đẹp văn hóa người Mông ảnh 1

Đến với Lễ hội Gầu Tào, các du khách còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông; được tham gia vào các hoạt động như múa khèn, ném pao, thăm các gian hàng ẩm thực, văn hóa và cổ vũ các môn thể thao dân tộc, giã bánh dày... cùng các hoạt động văn hóa đặc sắc khác của người dân nơi đây.

Tại lễ hội, ông Sùng A Màng, Bí thư Đảng ủy xã Pà Cò (Mai Châu) cho biết, Lễ hội Gầu Tào thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc đồng bào người Mông Hòa Bình; đồng thời tăng cường quảng bá, giới thiệu lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch của 2 xã Hang Kia - Pà Cò đến với du khách trong nước và quốc tế.

Không chỉ đáp ứng nguyện vọng và đời sống tâm linh của nhân dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò, lễ hội còn góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh và tạo được không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân 2 xã đón Xuân Giáp Thìn năm 2024.

Anh Giàng A Dơ, người dân xã Hang Kia (Mai Châu) cho biết, hiện nay người dân nơi đây không còn tập tục du canh, du cư mà đã sống tập trung đoàn kết xây dựng bản làng, nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi... Lễ hội Gầu Tào là sự kiện văn hóa đặc trưng của người Mông, đồng thời đánh thức tiềm năng, thế mạnh của vùng đất có địa hình đồi núi thiên nhiên hùng vỹ, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông.

Chị Đinh Thị Hảo, du khách đến từ thành phố Hòa Bình bày tỏ: "Đến với lễ hội Gầu Tào, cảm giác đầu tiên là được trải nghiệm không khí rộn ràng và đầy ắp niềm vui. Các gian hàng được bày bán với các sản vật truyền thông của địa phương tự sản xuất ra. Nơi đây có tiềm năng du lịch rất đa dạng, đến đây du khách có thể được tham quan, tìm hiểu làng nghề truyền thống; dịch vụ du lịch cộng đồng; các điểm săn mây...".

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu (Hòa Bình) Hoàng Đức Minh, huyện đang tập trung tổ chức các lễ hội văn hóa của người dân bản địa. Sắp tới, địa phương sẽ tổ chức lễ hội Xên Mường của đồng bào dân tộc Thái, đồng thời đón di sản quốc gia phi vật thể múa Keeng Loóng của dân tộc Thái... Đây là những nét đặc sắc của đồng bào Mai Châu, huyện sẽ nâng tầm quy mô, nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như phát triển du lịch.

Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.