Từng nằm trong tay Đức Quốc xã, tuyệt phẩm của Van Gogh dự kiến có giá 30 triệu đô

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Hơn nửa thế kỷ từ lần cuối cùng xuất hiện trước công chúng, bức tranh mô tả cảnh thôn quê rực rỡ của thiên tài hội họa Vincent van Gogh sắp xuất hiện trong một phiên đấu giá của Christie’s.

'Những đống lúa mì'

Theo đó, bức tranh màu nước miêu tả cảnh những người phụ nữ làm việc trên cánh đồng ở Arles, Pháp, mang tên 'Meules de blé' (Những đống lúa mì) được dự đoán sẽ có giá trị lên tới 30 triệu đô la Mỹ.

Từng nằm trong tay Đức Quốc xã, tuyệt phẩm của Van Gogh dự kiến có giá 30 triệu đô ảnh 1

Bức 'Meules de blé' sáng tác năm 1888.

Van Gogh đã vẽ bức họa này vào năm 1888, sau khi ông rút về một vùng nông thôn của nước Pháp để ở ẩn khi sức khỏe ngày càng sút kém. Tại Arles, Van Gogh trở nên say mê với lối sống mục vụ xung quanh, 'Meules de blé' là một trong số những tác phẩm mang chủ đề mùa màng, thu hoạch mà ông sáng tác trong thời kỳ này.

Christie’s, đơn vị sẽ tổ chức buổi đấu giá cho biết, bức họa nằm trong danh mục những sáng tác bằng màu nước của Van Gogh, thể hiện “nỗi ám ảnh với chủ nghĩa Nhật Bản” của ông. Chính bởi sự ám ảnh này, Van Gogh đã áp dụng phong cách đồ họa của những họa phẩm khắc gỗ Nhật Bản vào 'Meules de blé'.

Chủ nghĩa Nhật Bản trong tranh Van Gogh

Van Gogh chưa bao giờ đến Nhật Bản. Tuy nhiên ông được cho bắt đầu tiếp xúc với ‘chủ nghĩa Nhật Bản’ là tại Antwerp vào năm 1885, khi ghim một bộ tranh đen trắng lên tường xưởng vẽ. Dù vậy, chỉ khi được kích thích bởi những cuộc thảo luận về tính mỹ học của phương Đông, đặc biệt là Nhật Bản, qua sách báo, sự say mê của ông mới ngày một tăng lên.

Với Van Gogh, Nhật Bản mang một hình dung huyền ảo và thần bí. Trong trí tưởng tượng của danh họa, ‘đất nước mặt trời mọc’ là suối nguồn của Chúa, chứa ân sủng và phúc lành vô hạn - một xứ sở ‘không tưởng’ ở hạ giới.

Phải nói thêm rằng Van Gogh không phải người duy nhất bị ám ảnh bởi thẩm mỹ Nhật Bản trong thế kỷ 19. Vào những năm 1850, sau hơn hai thế kỷ bị cô lập, xứ Phù Tang bắt đầu mở cửa giao thương với nước ngoài. Điều này giúp hàng hóa nội địa của nước này ồ ạt được xuất khẩu. Các cửa hàng bách hóa bày đầy đồ sơn mài, sành sứ, bình phong, đèn lồng kiểu Nhật, dẫn đến sự xuất hiện một trào lưu trang trí nội thất theo phong cách Nhật Bản của giới quý tộc châu Âu lúc bấy giờ.

Kể từ mùa đông năm 1886 - 1887, Van Gogh bỏ tiền ra mua các bản tranh in giá rẻ của Nhật Bản mà ông bắt gặp trên gác mái của một đại lý nghệ thuật tại Paris. Công cuộc sưu tầm cũng bắt đầu từ đó và theo con số thống kê, cho tới khi qua đời, Van Gogh sở hữu hơn 600 bản tranh loại này.

Ảnh hưởng mà những bức tranh Nhật tác động lên họa phẩm của Van Gogh đã được giới chuyên môn công nhận từ lâu. Năm 1887, ông bắt tay vào vẽ lại một số bản in của các nghệ sĩ Nhật với khởi đầu là bức tranh về vườn mận, sau đó là một tác phẩm khác mô tả vẻ nhộn nhạo của những người đang đi dọc theo cây cầu gỗ trong cơn mưa buổi tối. Cả hai được xác định là đều của Utagawa Hiroshige (1797 -1858).

Từ đó, những bức tranh pha trộn giữa cảm nhận thực tế của Van Gogh và gout thẩm mỹ Nhật Bản liên tiếp ra đời. Ngoài 'Meules de blé', có thể kể đến hai bức chân dung của chủ tiệm và người buôn sơn Julien ‘Père’ Tanguy, cũng chịu ảnh hưởng rõ nét từ phong cách này.

Từng nằm trong tay Đức Quốc xã, tuyệt phẩm của Van Gogh dự kiến có giá 30 triệu đô ảnh 2

Chân dung Père Tanguy, được Vincent van Gogh vẽ năm 1887.

Lịch sử đằng sau

Mặc dù mô tả một khung cảnh bình yên, 'Meules de blé' sở hữu một lịch sử phức tạp. Ban đầu bức tranh thuộc về Theo, em trai của Van Gogh, sau đó được đổi chủ khi Max Meirowsky, một nhà công nghiệp người Do Thái, mua vào năm 1913. Khi đối mặt với cuộc đàn áp Do Thái ở Đức, Meirowsky buộc phải chạy trốn. Trước khi đi, ông đã chuyển bức họa cho một đại lý nghệ thuật của Đức ở Paris.

Tại đây, 'Meules de blé' thuộc quyền sở hữu của Miriam Caroline Alexandrine de Rothschild, người cũng phải trốn chạy sang Thụy Sĩ khi Thế chiến thứ 2 bùng nổ. Trong thời gian chiếm đóng nước Pháp, Đức Quốc xã đã cướp bộ sưu tập của De Rothschild, lấy đi bức họa và các tác phẩm khác.

Năm 1941, 'Meules de blé' được chuyển đến Jeu de Paume, một bảo tàng được Đức Quốc xã sử dụng để lưu trữ và triển lãm các tác phẩm nghệ thuật bị coi là “thoái hóa” hoặc bị tịch thu. Theo Christie’s, 'Meules de blé' sau đó tiếp tục được đưa đến lâu đài Schloss Kogi ở Áo, nằm trong một bộ sưu tập tư nhân ẩn danh.

Sau khi chế độ Đức Quốc xã sụp đổ, dù De Rothschild có nhiều nỗ lực đòi lại bức họa nhưng bà đã không được toại nguyện. Năm 1978, 'Meules de blé' được phòng trưng bày Wildenstein & Co ở New York mua lại. Đây là cơ sở thuộc quyền quản lý của Edward Lochridge Cox, ông trùm dầu mỏ người Texas có sở thích theo đuổi hội họa trường phái ấn tượng.

Với cái chết của Cox, cuộc tranh chấp quyền sở hữu đã xuất hiện giữa con cháu của ông và người thừa kế của các chủ nhân cũ là Meirowsky và De Rothschild. Ở đây, Christie’s ghi chú trong danh mục rằng “các bên đã đi đến một thỏa thuận”, tuy nhiên từ chối bình luận cụ thể về điều này.

Các tác phẩm nghệ thuật từng bị Đức Quốc xã chiếm dụng đã trở thành tâm điểm của những cuộc tranh chấp quyền sở hữu ở những năm gần đây. Trong đó, bức “Mùa đông” của họa sĩ ấn tượng Gari Melchers, từng bị Đức Quốc xã tịch thu từ một gia đình Do Thái, đã được trả về cho con cháu họ.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?