“Tuổi đời mênh mông” mở đầu dự án nhạc Trịnh song ngữ

0:00 / 0:00
0:00
Sau thành công của bốn sản phẩm đầu tiên (Cho con, Cánh én tuổi thơ, Chỉ có một trên đời, Trái đất này là của chúng mình), dự án BSK - Nhạc thiếu nhi song ngữ vừa giới thiệu trên các nền tảng số ca khúc song ngữ thứ năm: “Tuổi đời mênh mông”.
“Tuổi đời mênh mông” mở đầu dự án nhạc Trịnh song ngữ

“Tuổi đời mênh mông” của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn là một trong số hiếm hoi những tác phẩm hay viết cho tuổi thiếu niên, “tuổi hồng”, “tuổi mực tím”, “tuổi ô mai” hay còn được gọi bằng ngôn ngữ hiện đại là “tuổi teen”.

Với tựa đề tiếng Anh là “The immense life”, ca khúc được làm mới bằng cách phối khí theo lối acoustic qua tiếng đàn guitar của TCP Band, tiếng hát Nguyệt Ca. Dự án còn có hai thành viên chuyên về dịch thuật là anh Vũ Chung và chị Đinh Thu Hồng, chị Nguyễn Thoại Tú Chi đảm nhận toàn bộ phần đồ họa và video.

BSK (Bilingual Songs for Kids) - Nhạc thiếu nhi song ngữ là một dự án phi lợi nhuận, khởi nguồn ý tưởng từ Nguyệt Ca (tên thật: Bạch Thùy Linh), một cô giáo dạy tiếng Anh ở Hà Nội và cũng là một ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn được nhiều người biết đến từ gần 20 năm nay.

Trong khoảng ba năm, chị và các cộng sự ấp ủ dự án chuyển ngữ, thu âm và phổ biến các ca khúc thiếu nhi Việt Nam kinh điển, gắn bó với nhiều thế hệ. Đầu năm 2021, ca khúc “Cho con” (nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu) được chị thu âm song ngữ để làm món quà sinh nhật cho con trai mình, khi đưa lên YouTube, Facebook… đã nhận được sự ủng hộ, chia sẻ rất lớn từ khán giả trên mạng.

Lần lượt, các ca khúc song ngữ tiếp theo ra mắt: Cánh én tuổi thơ (nhạc sĩ Phạm Tuyên), Chỉ có một trên đời, Trái đất này là của chúng mình (đều của nhạc sĩ Trương Quang Lục). Ngoài việc phát hành trên mạng, nhóm còn biểu diễn tại một số trường học, các cuộc hội thảo giáo dục, giao lưu văn hóa - nơi tập trung nhiều thiếu nhi và phụ huynh, và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt.

Khi chuyển ngữ cho bản tiếng Anh cho “Tuổi đời mênh mông”, các thành viên của nhóm (sống tại Việt Nam và Mỹ) phải nhiều lần trao đổi, bàn thảo để làm thế nào vừa giữ đúng thông điệp và sát với lời gốc tiếng Việt nhất, vừa làm cho ca từ khi hát lên bằng tiếng Anh vẫn truyền cảm và bay bổng, đặc biệt với những lời hát như thơ, giàu ý nghĩa và hình ảnh ẩn dụ vốn thường thấy ở âm nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Lời bài hát bằng tiếng Anh cần vẽ ra một bức tranh nhiều màu sắc của tuổi hồng thơ ngây, hồn nhiên đầy mơ mộng, gợi ra thật nhiều hình ảnh thân thuộc của Sài Gòn xinh đẹp, mảnh đất gắn liền với phần lớn cuộc đời của Trịnh Công Sơn, như lá me bay, mùa cây trái, ruộng đất bao la...

“Tuổi đời mênh mông” phiên bản song ngữ lần này cũng đồng thời là ca khúc đầu tiên nằm trong dự án “Vie-En Trịnh” (Nhạc Trịnh song ngữ Việt - Anh) mà nhóm sẽ thực hiện kể từ tháng 7/2021. “Vie-En” là hai chữ cái viết tắt thường dùng của tiếng Việt (Vie) và tiếng Anh (En, viết tắt của English), khi đọc tên vô tình đồng âm với “VN”.

Thực tế, những ca khúc hay khi được chuyển ngữ không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận bạn bè toàn thế giới mà còn tạo thêm một lối thưởng thức mới lạ với chính khán giả Việt. Trong thời đại số và toàn cầu hóa, một số ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam cũng đã chuyển ngữ tác phẩm hoặc cho ra mắt đồng thời cả phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh để phục vụ khán giả yêu âm nhạc trong và ngoài nước.

Dự án nhạc Trịnh song ngữ dự kiến sẽ tiếp tục ra mắt các ca khúc: Còn tuổi nào cho em, Diễm xưa, Mưa hồng, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Hoa xuân ca, Phôi pha, Ru ta ngậm ngùi, Này em có nhớ, Bên đời hiu quạnh, Nắng thủy tinh, Biết đâu nguồn cội, Cát bụi, Đêm thấy ta là thác đổ...

Bạn đọc quan tâm có thể nghe “Tuổi đời mênh mông” phiên bản song ngữ trên kênh YouTube dự án Nhạc thiếu nhi song ngữ: https://www.youtube.com/watch?v=OVUasuGih4E.

Theo Báo Nhân Dân
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.