Tương lai của Twitter bị nghi ngờ sau sự ra đời của Threads

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trải qua vài năm bất ổn khi chứng kiến sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo, hàng loạt các vụ sa thải cùng sự ra đi của các nhãn hàng quảng cáo khiến Twitter trở nên lao đao. Nhưng sự ra đời của Threads có thể là giọt nước tràn ly
Tương lai của Twitter bị nghi ngờ sau sự ra đời của Threads

Threads đã cán mốc 100 triệu người dùng vào cuối tuần qua, chưa đầy một tuần sau khi ra mắt, theo số liệu được CEO Meta Mark Zuckerberg công bố hôm thứ Hai. Cột mốc 100 triệu người dùng được coi là kỳ tích đối với bất kỳ mạng xã hội nào và giúp Threads được đặt vào thế đối trọng với Twitter.

Trong khi đó, nhiều nhà phân tích lưu lượng truy cập internet đã báo cáo sự sụt giảm đáng kể trong việc sử dụng Twitter chỉ trong vài ngày qua. Những số liệu này đã nhấn mạnh rủi ro mà Meta gây ra cho hoạt động kinh doanh của Twitter và đặt ra câu hỏi về cách thức hoặc liệu Twitter có thể ngăn chặn tổn thất của mình hay không.

Lưu lượng truy cập Twitter đã có xu hướng giảm trong nhiều tháng, theo dữ liệu từ công ty cơ sở hạ tầng internet Cloudflare và công ty phân tích trang web Similarweb. Nhưng tốc độ suy giảm dường như đã tăng tốc trong những ngày gần đây, nhiều khả năng bắt nguồn từ sức hút của Threads.

Chủ nhật tuần trước, ông Matthew Prince - CEO của Cloudflare, đã chia sẻ một biểu đồ cho thấy mức độ phổ biến của Twitter so với các trang web khác. “Lưu lượng truy cập Twitter đột ngột giảm mạnh", ông Prince chỉ ra.

Biểu đồ cho thấy vào tháng 1, Twitter được xếp hạng 32 trong danh sách. Tháng tiếp theo, nó tụt xuống thứ 34. Trong phần lớn mùa xuân, Twitter dao động giữa vị trí thứ 35 và 37. Nhưng vào đầu tháng 7, Twitter tụt xuống vị trí thứ 40.

Alex Stamos, giám đốc của Đài quan sát Internet Stanford, cho biết ông đã thực hiện một “bài kiểm tra phi khoa học” về cách mà cùng một bài đăng mà ông chia sẻ trên ba nền tảng mạng xã hội Twitter, Threads và Mastodon, đã hoạt động như thế nào với người theo dõi mình trong khoảng thời gian 23 giờ.

Stamos cho biết các mức độ tương tác như lượt thích và trả lời trên Threads nhiều hơn đáng kể so với Twitter, mặc dù phạm vi tiếp cận của ông trên nền tảng mạng xã hội mới ít có độ bao phủ hẹp hơn.

Stamos, người có hơn 100.000 người theo dõi trên Twitter nhưng chỉ có 10.000 lượt theo dõi trên Threads, nhận xét rằng chất lượng của các câu trả lời trên bài đăng của ông ở Threads cao hơn nhiều so với Twitter.

Stamos, người trước đây là giám đốc an ninh của Facebook cho biết: “Theo quan điểm của tôi, Twitter được thực hiện như một nền tảng cho các cuộc trò chuyện nghiêm túc về công nghệ".

Thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của Threads là việc Meta sử dụng Instagram làm bàn đạp để đăng ký người dùng mới, cùng với việc ngày càng nhiều người dùng tỏ ra chán ghét Twitter.

Nhiều người nổi tiếng cũng lao vào cuộc chạy đua giành tương tác trên Threads, trong đó nổi bật có "cô đào" Kim Kardashian và tỷ phú công nghệ Jeff Bezos.

Hơn 100 nhà lập pháp Mỹ cũng đã đăng ký Threads, mặc dù hiện tại có rất ít nguyên thủ quốc gia có tài khoản Threads.

Mark Zuckerberg và người đứng đầu Instagram Adam Mosseri đã nhấn mạnh rằng Threads không chỉ thay thế Twitter mà ứng dụng này còn tìm cách thu hút người dùng bên ngoài tệp khách hàng của Twitter.

Điều đó có nghĩa là Theads sẽ không tập trung vào nội dung tin tức hoặc chính trị, theo ông Mosseri cho biết. Tuy nhiên, quan điểm của Mosseri đã dấy lên làn sóng tranh luận.

Một số người dùng ca ngợi đây là cách giúp Threads dễ tiếp cận hơn đối với người dùng bình thường, những người có thể chưa bao giờ sử dụng Twitter trước đây. Những người khác lập luận rằng nhiều chủ đề mà Mosseri mô tả là phi chính trị, bao gồm âm nhạc, thời trang và giải trí, là nguồn tin tức của riêng họ và có thể mang tính chính trị vốn có.

Ngay cả khi các giám đốc điều hành của Meta tìm cách tạo ra điểm khác biệt giữa Threads và Twitter, sự gia tăng nhanh chóng của Threads dường như chỉ làm sâu sắc thêm mối thù truyền kiếp giữa Elon Musk với Mark Zuckerberg.

Việc ra mắt ứng dụng Threads đã dẫn đến các mối đe dọa kiện tụng vì Twitter đã cáo buộc Meta ăn cắp bí mật thương mại.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).