Trong bối cảnh này, Khung phân bổ vắc xin COVID-19 công bằng và kịp thời ở châu Phi, do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC Châu Phi) phối hợp với Hội đồng Nghiên cứu Y tế Nam Phi (SAMRC) ban hành vào tháng 1/2021; Lời kêu gọi của Ủy ban Đạo đức về Vắc xin Toàn cầu về Công bằng và Đoàn kết, ban hành vào tháng 2/2021; Tuyên bố chung của Ủy ban Đạo đức Sinh học Quốc tế của UNESCO (IBC) và Ủy ban thế giới về đạo đức tri thức khoa học và công nghệ (COMEST), cần được tái khẳng định để đảm bảo rằng Vắc xin COVID-19 được coi như “hàng hóa công cộng toàn cầu”. Từ đó, đảm bảo tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được với Vắc xin, không phân biệt dân tộc, quốc tịch, giới tính, khuynh hướng tình dục, chủng tộc và tôn giáo. Đây là cơ sở lý luận đằng sau Chuỗi Hội thảo ảo về "Tương tác cộng đồng và Chia sẻ Kinh nghiệm về yếu tố đạo đức trong các chiến dịch tiêm chủng Covid-19", nhằm phân bổ công bằng và kịp thời cho tất cả các nước, bao gồm các quốc gia Châu Phi. Sự kiện đầu tiên của chuỗi đã được tổ chức vào ngày 14/4/2021.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, tổ chức xã hội dân sự, lãnh đạo cộng đồng, giới truyền thông, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia y tế công cộng và các nhà nghiên cứu đã cùng bắt tay giải nén các khuôn khổ của CDC Châu Phi và UNESCO, mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về khái niệm công bằng, bình đẳng và tiếp cận kịp thời với vắc xin COVID-19 như một lợi ích công cộng toàn cầu; đồng thời xem xét các thách thức hiện tại và tiềm ẩn trong việc triển khai chiến dịch tiêm chủng. Điều này bao gồm, nhưng không giới hạn ở các cân nhắc về quyền sở hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng để phát triển vắc-xin, các mối quan hệ đối tác công tư cần thiết, các nguyên tắc và giá trị đạo đức, xây dựng năng lực và đặt cuộc sống con người vào trung tâm.
Khi tiến hành các chiến dịch Tiêm chủng, điều quan trọng là phải đảm bảo tuân thủ các Nguyên tắc Đạo đức dựa trên những thách thức và điều kiện thực tế. Liên Hợp Quốc, các Tổ chức Khu vực và các Tổ chức Xã hội Dân sự có liên quan cần hợp tác xây dựng một liên minh nhằm tác động đến việc thảo luận chính sách trong từng Quốc gia Thành viên.
- Ông Firmin Edouard Matoko, Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO, phụ trách khu vực Châu Phi và Quan hệ đối ngoại của UNESCO
Ông John Nkengasong, Giám đốc CDC Châu Phi tái khẳng định cam kết trong việc hỗ trợ các nước châu Phi vượt qua đại dịch, bao gồm cả việc tạo điều kiện tiếp cận vắc xin cho những nước này.
Hội thảo do UNESCO phối hợp với Liên minh Châu Phi, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi, Tổ chức Y tế Thế giới, Liên minh Hiệp hội Y khoa Châu Phi và Hội đồng Nghiên cứu Y tế Nam Phi tổ chức.