UNESCO huy động được nguồn tài trợ cao hơn so với trước khủng hoảng Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong năm 2020, UNESCO đã huy động được nguồn tài trợ ngoài ngân sách với số tiền là 424,3 triệu USD, tăng 15% so với năm trước. Điều này thể hiện sự tin tưởng của các nhà tài trợ đối với UNESCO và tính thiết thực, kịp thời của các chương trình của UNESCO kể cả trong bối cảnh Covid-19. Báo cáo số liệu này cho thấy tình hình tài chính ổn định của UNESCO, cũng như sự gia tăng từ hỗ trợ bên ngoài cho các chương trình và sáng kiến của tổ chức.
UNESCO huy động được nguồn tài trợ cao hơn so với trước khủng hoảng Covid-19

Tổng đóng góp tự nguyện tăng 15%

Trong khi đóng góp từ các Chính phủ giảm nhẹ thì đóng góp từ các tổ chức đa phương, Liên hợp quốc và khu vực tư nhân tăng đáng kể so với giai đoạn trước. Liên minh châu Âu đem đến tổng số 62,5 triệu đô la, nguồn đóng góp lớn nhất cho UNESCO, tiếp theo là Na Uy (38,4 triệu đô la) và Ngân hàng Thế giới/GPE (36,1 triệu đô la).

Hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ

Giai đoạn gần đây đã chứng kiến sự gia tăng rất đáng kể từ các tổ chức đa phương, cũng như từ khu vực tư nhân và các nguồn khác.

Đây là minh chứng cho nỗ lực lớn của UNESCO trong việc đa dạng hóa các nguồn tài trợ.

UNESCO huy động được nguồn tài trợ cao hơn so với trước khủng hoảng Covid-19 ảnh 1

Nguồn: UNESCO

Nguồn tài trợ từ khu vực Tư nhân và các nguồn khác tăng từ 26 triệu đô la lên 49 triệu đô la. Các khoản đóng góp tự nguyện từ các tổ chức đa phương đã tăng từ 69 triệu đô la lên gần 100 triệu đô la./.

Theo UNESCO News
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.