Thỏa thuận này được ký với sự có mặt của Tổng thống Pháp François Hollande, Tổng giám đốc của UNESCO Irina Bokova, và Giám đốc điều hành INRIA, Antoine Petit.
Tổng giám đốc của UNESCO, cho biết: "Sự cộng tác với INRIA đánh dấu sự tăng cường huy động quốc tế cho việc bảo tồn và chia sẻ di sản phần mềm, mở ra sự cam kết ở mức cao nhất của Pháp trong lĩnh vực này". Tổng giám đốc hoan nghênh thỏa thuận mới sẽ có thể nối kết hai thành phần thiết yếu của UNESCO trong việc thúc đẩy hợp tác và hòa bình: Một mặt là bảo vệ bảo vệ di sản, mặt khác là đổi mới và nghiên cứu.
"Đây là quyền lợi được đem đến cho các công dân tương lai, bất kể từ quốc gia hay nền văn hóa nào, đó là những chìa khóa để hiểu từ kỹ thuật số mà và khả năng đưa ra các lựa chọn dựa trên việc có đầy đủ thông tin. Quan hệ đối tác của chúng tôi phải giúp chúng tôi truyền bá ý tưởng này và chia sẻ bởi càng nhiều người hơn nữa" - Giám đốc Antoine Petit tuyên bố.
Thỏa thuận này giữa UNESCO và INRIA nhằm thúc đẩy một cuộc tranh luận và hành động quy mô quốc tế nhằm tạo điều kiện tiếp cận phổ cập đến tất cả các tài liệu kỹ thuật số, hơn nữa, còn để bảo vệ kiến thức khoa học và kỹ thuật có trong phần mềm.
Sự hợp tác này sẽ dựa trên Di sản Phần mềm, một dự án do INRIA khởi xướng với mục tiêu là thu thập, lưu giữ và truy cập vào tất cả các mã nguồn của tất cả các phần mềm hiện có. Phần lớn các kiến thức khoa học được tạo ra bởi phần mềm hoặc được gắn vào phần mềm cần đảm bảo được lưu giữ và bảo quản tốt. Chương trình Di sản Phần mềm của INRIA nhằm mục đích xây dựng một kho lưu trữ phổ cập và lâu năm về phần mềm có thể tiếp cận được cho các thế hệ tương lai.
UNESCO khuyến khích tiếp cận phổ cập thông tin và bảo tồn kiến thức. Hiến chương về Bảo tồn Di sản kỹ thuật số, được thông qua vào năm 2003, khẳng định rằng các tài liệu số bao gồm nhiều văn bản, cơ sở dữ liệu, hình ảnh, tài liệu âm thanh định dạng điện tử hoặc các trang Web. Hiến chương này kêu gọi các nước thành viên của UNESCO lựa chọn những di sản số cần được bảo vệ, những di sản này đang bị đe doạ bởi sự lỗi thời của phần cứng máy tính và phần mềm, các vấn đề về bảo trì hoặc không có luật pháp bảo hộ.
Năm 2015, Đại hội UNESCO đã thông qua một Khuyến nghị liên quan đến Bảo tồn Di sản kỹ thuật số, đặc biệt khuyến khích các quốc gia thành viên bảo vệ di sản tài liệu của mình, phát triển và sử dụng phần mềm tự do trong việc quản lý di sản văn bản.
UNESCO cũng có sáng kiến YouthMobile đã được đưa ra ở khoảng 20 quốc gia để giới thiệu đến những người trẻ, đặc biệt là phụ nữ, vào việc tạo ra các ứng dụng di động.
Một cuộc tranh luận về vai trò của phần mềm trong việc tiếp cận kiến thức trong thời đại kỹ thuật số, được tổ chức vào ngày 15/6 tới tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin (WSIS), sẽ đánh dấu bước đi đầu tiên của sự hợp tác giữa UNESCO và INRIA. Một hội nghị quốc tế về việc bảo vệ và truy cập vào mã nguồn phần mềm cũng sẽ được tổ chức vào tháng 9 cùng năm trong dịp Quốc tế Tiếp cận Kiến thức.