UNESCO mở khóa học phi lợi nhuận dành cho các nhà làm phim độc lập

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 6/6, Khóa học phi lợi nhuận về âm thanh Sonic Ground tại Hà Nội do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Tài năng Điện ảnh (TPD) - Hội Điện ảnh Việt Nam đã chính thức khai giảng.
Các nhà làm phim độc lập trẻ tham gia khóa học Sonic Ground. Ảnh: UNESCO
Các nhà làm phim độc lập trẻ tham gia khóa học Sonic Ground. Ảnh: UNESCO

Theo đó, Sonic Ground sẽ diễn ra từ ngày 6 - 10/6/2022, nhằm giúp 10 nhà làm phim trẻ trau dồi kiến thức cơ bản về kỹ thuật thu và thiết kế âm thanh, đạt được chất lượng âm thanh tốt nhất trong điều kiện thiết bị hạn chế. Đồng thời, khóa học cũng khuyến khích sự sáng tạo và thử nghiệm sử dụng âm thanh như một chất liệu phim.

Mặc dù tại Việt Nam, các nhà làm phim và nghệ sĩ khác có xu hướng ít tham gia vào không gian và mạng lưới của nhau, Sonic Ground trở thành một nền tảng độc đáo khi tạo không gian cho hai cộng đồng này trao đổi ý tưởng sáng tạo của mình.

Sau khi đăng tuyển, khóa học đã lựa chọn mười nhà làm phim độc lập chuyên làm phim kinh phí thấp, các nghệ sĩ video và nghệ sĩ đa phương tiện khác từ khắp Việt Nam tham gia với vai trò học viên.

Khóa học được dẫn dắt bởi ông Arnaud Soulier, kỹ sư âm thanh nổi tiếng và giàu kinh nghiệm hiện đang sống tại Hà Nội. Bên cạnh các buổi đào tạo của ông Arnaud là các buổi trình chiếu phim và thảo luận cùng các nhà làm phim và nghệ sĩ nhằm hình dung chi tiết hơn về quá trình hình thành và tư duy trong việc tạo ghép hình ảnh và âm thanh.

Hội thảo sẽ chào đón các nhà làm phim và nghệ sĩ nổi tiếng như nhạc sĩ sáng tác/ nghệ sĩ trình diễn ngẫu hứng Trần Kim Ngọc; nhà hòa âm/ thiết kế âm thanh Nguyễn Khánh Nam; nghệ sĩ âm thanh Nguyễn Nhung; họa sĩ/ đạo diễn sân khấu/nhà phối cảnh/ giám đốc nghệ thuật Hà Nguyên Long.

Xuất hiện trong clip chào mừng lễ khai giảng, ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết: “ Chúng tôi tin rằng hội thảo Sonic Ground sẽ mang lại hiểu biết về kỹ thuật cũng như nguồn lực giúp các học viên có được tiêu chuẩn âm thanh kỳ vọng và có thể kết hợp với sự diễn giải bằng hình ảnh. Chúng tôi mong rằng sau hội thảo này sẽ được thấy nhiều dự án ý nghĩa từ những học viên tài năng.”

“Hiện nay khi nhắc tới việc làm phim hay các khóa đào tạo về điện ảnh tại Việt Nam, mọi người sẽ chủ yếu tập trung vào các công việc đạo diễn, biên kịch hay quay phim. Tuy nhiên, âm thanh cũng là một khâu cực kỳ quan trọng trong ngành công nghiệp điện ảnh nhưng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, việc dự án E-MOTIONS của UNESCO mở ra khóa học Sonic Ground với giảng viên Arnaud Soulier cùng các khách mời vào thời điểm này là một bước đi đúng đắn, hỗ trợ cho các nhà làm phim trẻ cũng như các nghệ sỹ thực hành nghệ thuật khác.” – Ông Nguyễn Hoàng Phương, Phụ trách Điều hành Trung tâm hỗ trợ Phát triển tài năng Điện ảnh TPD.

SONIC GROUND nằm trong khuôn khổ Dự án E-MOTIONS – “Thúc đẩy Kết nối và Thiết kế Môi trường sáng tạo cho các nhà làm phim” và Dự án Ha Noi Rethink “Huy động nguồn lực văn hóa và sự tham gia của giới trẻ để đưa Hà Nội trở thành kinh đô sáng tạo” do UNESCO thực hiện cùng các đối tác, cùng với sự đồng hành từ Quỹ Funds-in-Trusts Nhật Bản. Dự án nhằm nâng cao năng lực, hỗ trợ và kết nối các nhà làm phim trong nước với khu vực thông qua một loạt các hoạt động.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.