Rác thải nhựa bao gồm các loại chai lọ, túi đựng, hay đồ chơi cũ được làm từ nhựa thường cần từ 20 đến 500 năm để phân hủy sau khi thải ra môi trường.
Hàng năm, ước tính Việt Nam thải ra môi trường 2,8-3,1 triệu tấn nhựa, khoảng 10% trong số này bị thải ra biển (Jambeck et al, 2015) , đứng thứ tư trong danh sách những quốc gia có số lượng rác thải nhựa đổ ra biển nhiều nhất.
Điều này gây nguy cơ ô nhiễm và hủy hoại đáng kể các khu Dự trữ sinh quyển. Rác thải nhựa sẽ làm xói mòn và gây suy dinh dưỡng cho đất, có khả năng gây “ô nhiễm trắng” cho các sinh vật biển, từ đó làm suy giảm sự đa dạng sinh học của các khu Dự trữ sinh quyển.
Để giảm thiểu rác thải nhựa và hạn chế những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa, các bạn hãy đồng hành cùng UNESCO với chuỗi hoạt động thú vị của hoạt động truyền thông “Khu Dự trữ sinh quyển và Hành trình KHÔNG rác thải” trong thời gian tới đây nhé. .
Hoạt động truyền thông “Khu dự trữ sinh quyển & Hành trình KHÔNG rác thải" thuộc Sáng kiến Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh của UNESCO, với sự hỗ trợ của The Coca Cola Foundation.