UNESCO tham vấn để đánh giá kết quả thực hiện Khuyến nghị 1974

[Ngày Nay] - Cách đây 46 năm, Đại hội đồng của UNESCO đã cam kết thúc đẩy giáo dục quốc tế và hòa bình thế giới thông qua Khuyến nghị năm 1974 liên quan đến Giáo dục Hiểu biết Quốc tế, Hợp tác và Hòa bình và Giáo dục liên quan đến Quyền con người và Quyền tự do cơ bản.
UNESCO tham vấn để đánh giá kết quả thực hiện Khuyến nghị 1974

Các mục tiêu của Khuyến nghị năm 1974 trở nên đặc biệt quan trọng vào năm 2020 - một năm chứng kiến tác động thảm khốc của đại dịch COVID-19, khi thế giới trải qua thập kỷ nóng nhất từ trước đến nay, đồng thời cũng chứng kiến sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc cùng những phát ngôn thù địch.

Các mục tiêu của khuyến nghị phù hợp với Mục tiêu Phát triển Bền vững về giáo dục, trong đó bao gồm Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững (ESD) và Giáo dục Công dân Toàn cầu (GCED), có vai trò quan trọng trong việc đạt được Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững. Bốn năm một lần, trong vai trò thiết lập và giám sát tiêu chuẩn của mình, UNESCO mời các quốc gia thành viên báo cáo về tiến độ đạt được trong việc thực hiện Khuyến nghị 1974.

Tham vấn lần thứ bảy cung cấp dữ liệu cần thiết nhằm đo lường chỉ số toàn cầu, theo dõi tiến trình đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững về giáo dục, mức độ mà ESD và GCED được lồng ghép ở tất cả các cấp trong chính sách giáo dục quốc gia, chương trình giảng dạy, giáo dục giáo viên và đánh giá học sinh. Bảng câu hỏi được gửi đến cơ quan chịu trách nhiệm thực thi Khuyến nghị 1974 và Mục tiêu Phát triển Bền vững về giáo dục của các chính phủ, điển hình là Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, để có hiểu biết tổng thể về lĩnh vực giáo dục ở mỗi quốc gia, cần khuyến khích sự hợp tác với các bên liên quan về giáo dục, bao gồm các Bộ ban ngành khác, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nhân quyền.

Tham vấn sẽ kết thúc vào cuối tháng 12/2020 và một báo cáo về kết quả tham vấn sẽ được trình bày trước Phiên họp thứ 211 của Ban chấp hành UNESCO và Phiên thứ 41 của Đại hội đồng UNESCO vào năm 2021. Dữ liệu cũng sẽ được trình bày tại Diễn đàn Chính trị cấp cao của Liên hợp quốc về các Mục tiêu Phát triển Bền vững năm 2021.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.