Kể từ năm 2016, hơn 30 quốc gia đã ban hành luật liên quan trực tiếp đến AI. Đến năm 2024, các cuộc thảo luận về dự thảo luật AI tại các cơ quan lập pháp trên toàn cầu đã gia tăng đáng kể. Để hiểu rõ hơn về bối cảnh quản lý AI hiện nay, UNESCO đã tiến hành lập bản đồ các phương pháp quản trị AI khác nhau. Kết quả nghiên cứu này sẽ được công bố dưới dạng tóm tắt chính sách, giúp cung cấp thông tin và hướng dẫn các nhà lập pháp trong quá trình xây dựng luật.
Tài liệu tham vấn về quy định AI này nằm trong khuôn khổ kế hoạch của UNESCO, Liên minh Nghị viện Quốc tế và Diễn đàn Quản trị Internet, nhằm thu hút sự tham gia của các nghị sĩ trên toàn thế giới, đồng thời nâng cao năng lực của họ trong việc xây dựng các chính sách AI.
Hơn 30 quốc gia đã ban hành luật liên quan trực tiếp đến AI. Ảnh: VRVIRUS/Shutterstock |
Với mục tiêu xây dựng một khuôn khổ pháp lý toàn diện cho AI, một loạt các sự kiện quốc tế đã và đang được tổ chức trong năm 2024. Bắt đầu từ hội thảo tại Đại hội đồng IPU ở Geneva (Thụy Sĩ) vào tháng 3, các nghị sĩ đã có cơ hội tham gia cuộc thảo luận sâu rộng về tác động của AI đối với dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Bên cạnh đó, UNESCO cũng phối hợp tổ chức chương trình xây dựng năng lực và nhiều hội thảo trực tuyến khác để cung cấp thông tin cho nghị sĩ, các cơ quan liên quan. Tiếp nối thành công của các sự kiện này, một hội nghị thượng đỉnh khu vực về AI đã được tổ chức tại Mỹ Latinh vào tháng 6/2024. Tháng 10 tới đây, kết quả của quá trình tham vấn sẽ được trình bày tại Đại hội đồng IPU để hoàn thiện nghị quyết về AI.