UNESCO và Italia kêu gọi bảo vệ 'Ký ức chìm' tại Hội nghị Quốc tế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Italia phối hợp với UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Ký ức chìm - Bảo vệ di sản văn hóa dưới nước” vào ngày 9/12/2021, đánh dấu kỷ niệm 20 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa dưới nước của UNESCO. Các chuyên gia quốc tế về khảo cổ học dưới nước đã xem xét hiện trạng, những phát triển mới nhất trong lĩnh vực này, cũng như thảo luận về cơ chế bảo vệ di sản văn hóa dưới nước. 
UNESCO và Italia kêu gọi bảo vệ 'Ký ức chìm' tại Hội nghị Quốc tế

“Kể từ khi được thông qua, Công ước này đã đóng một vai trò cơ bản trong việc bảo vệ di sản văn hóa dưới nước. Đối với Italia, sự kiện này là cơ hội để thảo luận về những kết quả chính đã đạt được trong 20 năm qua và nhìn về tương lai của một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng nhất”, Ông Dario Franceschini, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Italia phát biểu khai mạc.

Công ước của UNESCO về Bảo vệ Di sản Văn hóa Dưới nước được thông qua vào năm 2001 nhằm chống lại nạn cướp bóc, khai thác thương mại và giao thông bất hợp pháp hoặc phi đạo đức đối với các di sản văn hóa dưới nước. Hiện nay Công ước đã đạt được sự đồng thuận tham gia của 71 quốc gia thành viên. Trong 20 năm qua, UNESCO đã đào tạo hơn 500 chuyên gia về khảo cổ học dưới nước, tổ chức khoảng 50 cuộc họp về chính sách cấp khu vực và quốc gia và hỗ trợ cải thiện đáng kể luật pháp quốc gia.

Ông Ernesto Ottone, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về lĩnh vực Văn hóa lưu ý: “Công ước năm 2001 của UNESCO đã tạo ra sự thay đổi thực sự trong cách tiếp cận của các quốc gia đối với các di sản dưới nước của mình." Ông cũng bày tỏ mong muốn Công ước sẽ sớm được phổ cập rộng khắp toàn thế giới.

Italia, quốc gia có 29 khu vực biển được bảo vệ dọc theo bờ biển và hai công viên ngập nước, là nước ủng hộ mạnh mẽ Công ước và gần đây đã thành lập Cơ quan giám sát chuyên trách về di sản văn hóa dưới nước theo Điều 22 của Công ước, kêu gọi thành lập các cơ quan có thẩm quyền.

Hội nghị đã điểm lại sự phát triển của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực di sản văn hóa dưới nước trong những năm qua, kêu gọi sự tham gia tăng cường của các Quốc gia trong việc bảo vệ di sản dưới nước của mình. Cần xây dựng ý chí chính trị mạnh mẽ để thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả xã hội dân sự, đưa di sản vào quy hoạch không gian biển, góp phần đạt được Mục tiêu phát triển bền vững SGD 14 của Liên hợp quốc: Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển.

Theo UNESCO
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.