UNESCO: Khám phá tiềm năng phát hiện COVID-19 bằng ong mật

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ong có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như chẩn đoán bệnh, phát hiện thay đổi bất thường từ môi trường, hệ thống an toàn thực phẩm, hay R&D. Trong đại dịch COVID, các nhà nghiên cứu Hà Lan từ Công ty Công nghệ sinh học InsectSense Ltd và Trung tâm Nghiên cứu & Đại học Wageningen đã khám phá và áp dụng hành vi của loại côn trùng này, nhằm đưa ra những giải pháp nhanh chóng - chính xác giúp giải quyết những thách thức toàn cầu do đại dịch gây ra.
Chuyến thăm ICIPE ở Nairobi, Thủ đô Kenya. Ảnh: ICIPE
Chuyến thăm ICIPE ở Nairobi, Thủ đô Kenya. Ảnh: ICIPE

Theo nhóm nghiên cứu từ Hà Lan, ong mật với khứu giác khác thường có thể được huấn luyện để phát hiện virus COVID-19 trong các mẫu xét nghiệm, thời gian cho ra kết quả có thể giảm từ hàng giờ hoặc hàng ngày xuống chỉ còn vài giây. Các nhà nghiên cứu cho biết họ mất khoảng một tháng để huấn luyện ong, và phương pháp này có thể được ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới.

Những lĩnh vực khác có thể áp dụng công nghệ côn trùng này bao gồm: chẩn đoán bệnh trên người, động vật, thực vật; ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi; phát triển thuốc và vaccine; và giám sát khí thải. Công nghệ này có thể hợp nhất với trí tuệ nhân tạo AI, cho phép truy cập dữ liệu trên máy tính hoặc điện thoại thông minh, giúp tiết kiệm chi phí và có yếu tố bền vững, đặc biệt tốt cho một số nơi có nguồn tài nguyên hạn chế ở như ở Châu Phi. Châu lục này vốn là nơi không có mùa đông khắc nghiệt, có điều kiện tuyệt vời để nuôi ong. Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng một phần ba tổng số thực phẩm được sản xuất ở Châu Phi là kết quả của quá trình thụ phấn thương mại của ong mật, điều này làm nổi bật tiềm năng chưa được khai thác của ong mật Châu Phi.

UNESCO: Khám phá tiềm năng phát hiện COVID-19 bằng ong mật ảnh 1

Mặc dù hệ sinh thái của ngành nuôi ong có tầm quan trọng đối với con người và môi trường, nhưng ngành này vẫn chưa được khai thác đầy đủ ở Kenya. Văn phòng UNESCO khu vực Đông Phi tại Thủ đô Nairobi (Kenya) đã tổ chức các cuộc tiếp đón nhóm nghiên cứu Hà Lan từ InsectSense Ltd và Trung tâm Nghiên cứu & Đại học Wageninge, cho một dự án hợp tác chung nhằm khai thác và nâng cao nhận thức và tiềm năm của ngành này, mang tên: “Phát triển các phương pháp xét nghiệm nhanh chóng, đáng tin cậy đối với các bệnh mới, bệnh lây truyền từ động vật và bệnh do virus ở cả con người và động vật ”.

Chuyến thăm và làm việc tại Kenya từ ngày 2-5/11/2021 nhằm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức nghiên cứu, học thuật, kinh doanh và Liên hợp quốc cho dự án nói trên. Đoàn công tác đã đến thăm nhiều cơ quan, tổ chức, có thể kể đến: Trung tâm Sinh lý và Sinh thái Côn trùng Quốc tế (ICIPE), Đại học Nairobi, Viện Nghiên cứu Y tế Kenya (KEMRI), Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Jomo Kenyatta (JKUAT), WHO...

Theo UNESCO
Ô nhiễm tiếng ồn ở mức báo động tại thủ đô của Bangladesh
Ô nhiễm tiếng ồn ở mức báo động tại thủ đô của Bangladesh
(Ngày Nay) - Ô nhiễm tiếng ồn tại thủ đô Dhaka (Bangladesh) đang ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày của người dân. Đây là kết luận của Trung tâm Nghiên cứu Ô nhiễm Khí quyển (CAPS) tại Đại học Stamford và được trang tin United News of Bangladesh (UNB) công bố ngày 1/7.
Phát triển công nghiệp văn hóa bền vững từ nguồn lực cộng đồng sáng tạo
Phát triển công nghiệp văn hóa bền vững từ nguồn lực cộng đồng sáng tạo
(Ngày Nay) - Việc thúc đẩy các chiến lược quốc gia về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá từ năm 2020 đến nay đã hình thành một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các tổ chức sáng tạo trong nước. Từ đây cung cấp cơ sở thể nghiệm, thực hành và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ văn hoá của nghệ sĩ và người làm sáng tạo.
Infographic tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và sáu tháng đầu năm 2024
Infographic tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và sáu tháng đầu năm 2024
(Ngày Nay) - Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.