Ứng dụng công nghệ vào sản xuất

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Giảm công lao động, nâng cao hiệu suất canh tác, phù hợp với xu thế nông nghiệp hiện đại... là những lợi ích khi ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Sơn La, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững.
Nông dân thu hoạch thanh long
Nông dân thu hoạch thanh long

Vườn thanh long gần 1 ha của gia đình ông Đỗ Danh Nhất, tiểu khu 7 xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, thành viên HTX Dịch vụ Nông nghiệp Ngọc Hoàng, nhờ áp dụng hệ thống tưới ẩm tự động, mỗi năm thu hơn 30 tấn quả, giá bán bình quân từ 18.000-25.000 đồng/kg. Ông Nhất giới thiệu: Trước đây, sản xuất thủ công, tưới nước cho 1 ha cần khoảng 5 người tưới cả ngày mới xong. Từ ngày đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, van xoay, phun mưa, tôi chỉ cần một vài thao tác mở van hoặc sử dụng điện thoại thông minh, dù ở bất cứ đâu cũng có thể khởi động hệ thống tưới.

Ngoài gia đình ông Nhất, các thành viên HTX Dịch vụ Nông nghiệp Ngọc Hoàng cũng đang từng bước ứng dụng cơ giới hóa vào chăm sóc vườn thanh long. Bà Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc HTX, chia sẻ: Từ năm 2019, một số thành viên HTX đã đầu tư hệ thống tưới tự động, áp dụng bộ cảm biến kiểm soát, giám sát 24/24 giờ các chỉ số về môi trường, đất và kết nối qua app trên điện thoại thông minh, từ đó có thể điều chỉnh việc chăm bón, giúp gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm quả thanh long khoảng 30% so với trước đây. HTX hiện có 2 mã số vùng trồng thanh long xuất khẩu, được đầu tư lắp camera kết nối trực tuyến với hệ thống giám sát của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giám sát toàn bộ quá trình sản xuất của các thành viên trên sổ điện tử.

HTX Phương Nam, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, có 10 thành viên, đã liên kết với 30 hộ canh tác hơn 300 ha nhãn, xoài, na. Trong đó, có 60 ha xoài, nhãn được thực hiện truy xuất nguồn gốc, bảo đảm xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường Mỹ, Anh, Trung Quốc. Vụ nhãn năm 2024, sản lượng của HTX đạt hơn 4.200 tấn.

Ông Trần Như Kiên, Giám đốc HTX Phương Nam, thông tin: Hiện nay, 100% thành viên HTX đã sử dụng máy trong khâu làm đất; lắp đặt hệ thống tưới tự động. Cuối năm 2024, một số thành viên HTX còn đầu tư 500 triệu đồng mua máy bay không người lái để giám sát và phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng, vừa giảm thiểu nhân công, tăng năng suất và đảm bảo sức khỏe cho người nông dân.

Những năm qua, tỉnh ta thực hiện lồng ghép nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX mua sắm máy móc, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, đến nay, việc cơ giới hóa trong khâu làm đất cơ bản đã đạt 100% đối với cây mía, cao su, chè; trên 50% đối với cây lúa, sắn, ngô, cà phê.

Ứng dụng công nghệ trong khâu chăm sóc, bảo vệ thực vật đối với lúa và các cây trồng khác đạt trên 40%; khâu thu hoạch đối với chè đạt trên 80%. Ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước cho các loại cây trồng: Hoa, nấm, cà phê, chè, mía, rau các loại, cây ăn quả. Ứng dụng nhà lưới, nhà kính trong sản xuất hoa, rau các loại... Cơ giới hóa trong cung cấp thức ăn, nước uống, xử lý môi trường đối với nuôi lợn đạt trên 80%; 100% các hộ chăn nuôi bò sữa sử dụng máy vắt sữa…

Toàn tỉnh đã hình thành 9 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm: 1 vùng chè, 1 vùng chăn nuôi bò sữa tại huyện Mộc Châu; 2 vùng cà phê, 1 vùng na, 1 vùng xoài tại huyện Mai Sơn và 3 vùng nhãn, xoài, mận tại huyện Yên Châu. Ngoài lợi ích giảm ngày công, tiết kiệm chi phí, khi sử dụng máy móc cơ giới, nâng cao lợi nhuận lên 15-20% so với làm thủ công.

Tuy nhiên, việc áp dụng cơ giới hóa tại địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Có tới 70% khối lượng công việc vẫn thực hiện thủ công. Nguyên nhân, do nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp có địa bàn chủ yếu là đồi núi, đất sản xuất cách xa nhau, rải rác. Cùng với đó, giao thông đi lại tại các xã, bản vùng sâu, vùng xa còn nhiều trở ngại, nên việc lắp đặt, sử dụng máy móc gặp khó khăn. Việc đầu tư cơ giới hóa đòi hỏi chi phí lớn và có kiến thức nhất định, khiến việc tiếp cận với kỹ thuật số của một số hộ nông dân còn hạn chế.

Ông Vũ Tiến Đĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, thông tin: Ngành đã tham mưu cho tỉnh chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hạ tầng tạo động lực tăng trưởng, thúc đẩy liên kết vùng, liên kết ngành, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất; đẩy mạnh tuyên truyền phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, tỉnh Sơn La tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, các hộ nông dân đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất; cơ giới hóa từ khâu sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phe bảo thủ đòi ông Trump "bỏ mặc" Israel
(Ngày Nay) - Những nhân vật cánh hữu chủ chốt, bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi về các cuộc không kích của Israel và cảnh báo về một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran.
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(Ngày Nay) - Căng thẳng leo thang tại Trung Đông đe dọa cắt đứt nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy giá vận chuyển, hàng hóa, năng lượng lên cao, khiến thế giới đối mặt rủi ro suy thoái diện rộng.
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
(Ngày Nay) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.