UNICEF thúc đẩy bảo đảm việc mua vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 31/8 thông báo đã phát hành gói thầu khẩn cấp để đảm bảo việc sở hữu vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) cho các quốc gia bị khủng hoảng. Theo thông báo, đây là chương trình được thực hiện với sự phối hợp của Liên minh vaccine Gavi, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC Africa) và Tổ chức Y tế Thế giới.
UNICEF thúc đẩy bảo đảm việc mua vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ

Thông báo cho biết thêm rằng, tùy thuộc vào năng lực sản xuất của các nhà sản xuất, các thỏa thuận lên tới 12 triệu liều cho đến năm 2025 có thể được thực hiện. UNICEF sẽ thiết lập các thỏa thuận cung cấp có điều kiện với các nhà sản xuất vaccine. Điều này cũng cho phép UNICEF mua và vận chuyển vaccine mà không bị chậm trễ, sau khi xác nhận được các yêu cầu về tài chính, nhu cầu, tính sẵn sàng và quy định liên quan. Dự kiến, các bên tham gia nêu trên cùng với UNICEF sẽ tạo điều kiện cho việc quyên góp vaccine từ các kho dự trữ hiện có ở các quốc gia có thu nhập cao.

Thông báo cho biết thêm rằng WHO đang xem xét thông tin do các nhà sản xuất gửi hôm 23/8 và dự kiến hoàn tất việc xem xét danh sách sử dụng khẩn cấp vào giữa tháng này.

Hiện một số quốc gia đã cam kết gửi vaccine đến các quốc gia châu Phi đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, riêng Tây Ban Nha cam kết cung cấp 500.000 liều. Công ty dược phẩm Bavarian Nordic của Đan Mạch cũng sẽ hỗ trợ 215.000 liều vaccine. Tính đến ngày 27/8, đã có 22.863 trường hợp nghi nhiễm và 622 trường hợp tử vong liên quan đến các chủng virus gây bệnh đậu mùa khỉ khác nhau trên lục địa này. Trong khi đó, theo WHO, tính đến ngày 25/8, châu Phi đã có 5.281 trường hợp xác nhận mắc bệnh này.

Bệnh đậu mùa khỉ thường gây ra những triệu chứng giống như cúm và các vết loét có mủ. Thông thường bệnh ở thể nhẹ, song vẫn có nguy cơ gây tử vong hay dẫn tới biến chứng nghiêm trọng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em, thai phụ và người có hệ miễn dịch yếu, như người nhiễm HIV. Ngày 14/8, WHO đã tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ gây tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu (PHEIC), khi số ca mắc biến thể 1b (dễ lây lan và có nguy cơ gây tử vong cao hơn) tăng vọt tại Cộng hòa Dân chủ Congo và lan rộng ra ngoài biên giới nước này. PHEIC là mức cảnh báo cao nhất của WHO đối với một dịch bệnh.

Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.