Uống trà cùng ai?

[Ngày Nay] - Nghệ nhân Văn hóa nghệ thuật Ẩm thực Trà Việt Nam Nguyễn Cao Sơn so sánh cuộc sống giống như cách pha trà: “Hãy đun sôi cái tôi của bạn, làm bay hơi mọi lo lắng, pha loãng mọi buồn phiền, lọc đi mọi sai lầm và bắt đầu thưởng thức sự hạnh phúc”.
Uống trà cùng ai?

“Nội tôi trồng hoa, ướp trà”

Cao Sơn hay bảo, trà dường như đã “ngấm vào máu” anh. Quê anh ở làng hoa Vị Xuyên, Nam Định. Bên cạnh thú chơi cúc đại đóa, ông nội anh còn trồng các loại hoa: cúc chi, nhài, ngâu, sói… trong vườn. Sơn không sao quên được, tuổi thơ anh đã loanh quanh ríu rít bên ông, xem ông trổ tài ướp hương hoa cho trà thêm ngon.

Trà là thức uống dung dị. Một chén trà sẽ ngon sẽ giúp bạn suy nghĩ thấu đáo, chuẩn bị tinh thần cho những dự định, công việc. Trà ngon cũng như bạn hiền, chỉ may mắn gặp chứ không phải cầu mà được” Nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn

Mùa nào thức nấy. Mùa hạ Sơn cùng ông nội pha trà sen, mùa thu se lạnh cầm trên tay một chén trà hoa cúc, thời gian cứ trôi đi như vậy, niềm đam mê trà trong Sơn cũng tự nhiên đậm đà theo...

Ít người biết, Cao Sơn sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ: tiếng Trung và tiếng Anh. Anh đã có một thời gian khá dài làm công tác đào tạo lao động tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội. Năm 2007, anh quyết định nghỉ việc, dành thời gian chuyên tâm nghiên cứu về trà Việt qua các tài liệu trong nước và quốc tế.

Uống trà cùng ai? ảnh 1

Nhưng đọc tài liệu không khiến Cao Sơn thỏa lòng. Trải qua bao biến thiên của thời gian và lịch sử, lớp bụi thời gian đã phủ dày đặc, tài liệu chưa thể trả lời rành rọt cho Sơn câu hỏi: có phải vùng núi phía Bắc Việt Nam chính là “cái nôi” của cây trà cổ hay không? Nên anh hẵng tạm gác trăn trở đó lại, đi thăm quan tìm hiểu khắp các vùng trà shan tuyết cổ thụ Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam trước đã.

Mặt khác, bên cạnh Kenya, Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam đang là một trong những quốc gia xuất khẩu trà lớn nhất thế giới. Bởi vậy, sau những tháng ngày rong ruổi khảo sát nhiều vùng trà khác nhau, Cao Sơn quyết định chọn dãy núi Tây Côn Lĩnh, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) là điểm dừng chân, quyết tâm tìm đầu ra và hướng phát triển cho cây trà shan tuyết cổ thụ nơi đây. Không ngại khó, anh cùng với bà con địa phương cải tiến cách thu hái và sản xuất trà theo hướng tập trung. Đồng thời, áp dụng những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật để làm ra các sản phẩm trà thơm ngon chất lượng, chinh phục được những thực khách khó tính cả trong và ngoài nước.

Năm 2014, Hợp tác xã Tây Côn Lĩnh sản xuất trà, trồng cây thảo dược của Cao Sơn và bà con Hà Giang ra đời, với ước nguyện tạo một sinh kế bền vững để bà con vùng cao có thể “sống khỏe” khi biến cây trà trở thành cây chủ lực.

Uống trà cùng ai? ảnh 2

Biết ơn thiên nhiên trong từng chén trà ngon

6 năm chuyên tâm làm trà không ngắn cũng không dài, song có hai điều mà Nghệ nhân Văn hóa Nghệ thuật Ẩm thực Trà Việt Nam Nguyễn Cao Sơn luôn tự nhủ: Một là thiên nhiên và cuộc sống là thứ quà tặng vô giá cho con người nếu ta biết nâng niu, gìn giữ để tận hưởng nó. Hai là hãy làm từng việc thật cẩn thận, cho dù đó là việc nhỏ bé.

Cả hai điều ấy, Sơn đều được “di truyền” từ ông nội. Làm trà là lúc anh nhớ ông nội mình nhất, nhớ ông kỹ tính tỉ mỉ, nhớ bí quyết ông dùng những bông hoa đồng nội ướp trà hương, nhớ cái ấm đun nước, rồi chén con con... Vì nhớ ông, Sơn hằng mong mình làm ra những cân trà ngon nhất!

Uống trà cùng ai? ảnh 3

Khi làm một cân trà mạn sen, Cao Sơn kỳ công ngay từ khâu lựa chọn trà. Trà shan tuyết, Hà Giang hái trong sương sớm, trước khi mặt trời mọc, ngắt dứt khoát một tim, hai lá đem sao cho đến khi búp chè tròn xoăn lại, thả rơi nghe tiếng coong coong trong lòng ấm mới đạt yêu cầu. Cao Sơn làm cả hai loại trà: sen xổi và sen gạo. Trà sen xổi làm đơn giản hơn. Trời sớm tinh mơ, nghệ nhân đi thuyền ra hồ thả những lá trà vào trong hoa sen rồi buộc túm lại. Sen sẽ tỏa hương ngấm vào từng búp trà tới chiều hôm ấy hoặc sáng hôm sau, nghệ nhân trở lại hồ tách cánh sen thu trà về. Trà sen xổi thanh dịu, sau 2-3 nước trà, hương sen sẽ phai.

Trà như là chất dẫn, bên chén trà, nỗi buồn và khúc mắc đều tan biến, người ta có thể chia sẻ với nhau những niềm vui. Người Việt vẫn giữ thói quen, những gì ngon nhất đều để dành đến Tết.

Chỉ trà sen gạo mới lưu được hương sen thơm đặc trưng, bền lâu hơn thế. Được làm từ trà shan tuyết ướp qua 5-7 lượt gạo sen, 1kg trà sen gạo cần dùng tới 1.000 - 1.200 bông sen hồng trăm cánh - sen Bách Diệp trong Đầm Trị, Thủy Sứ (Tây Hồ). Muốn có một ấm trà ngon, nước pha trà cũng khá quan trọng. Nước mưa là loại nước lý tưởng để pha trà và trà sen sẽ ngon nhất khi pha ở nhiệt độ 85-90 độ C.

Một điểm thú vị, theo Cao Sơn, trà sen theo thời gian không hề mất giá, tại Việt Nam giá trà sen gạo luôn ở mức từ 3-4 chỉ vàng. Hiện tại, trà sen gạo Việt được bán với giá khoảng 1.000 EUR/kg (tương đương 26 triệu đồng/kg), có khi cung không đủ cầu.

Uống trà cùng ai? ảnh 4

Tạo chỗ đứng cho trà Việt trên thị trường quốc tế

Chia sẻ với Ngày Nay, Cao Sơn tiết lộ: “Sau những tháng ngày lăn lộn với bà con vùng trà, tốn bao công sức, tiền bạc đưa trà đi kiểm nghiệm và đi thi các nước, các sản phẩm chè của Việt Nam tham dự “Cuộc thi Quốc tế lần thứ nhất Chè Thế giới - AVPA Paris 2018” đã nhận được những ghi nhận tích cực của các chuyên gia quốc tế”.

Trong đó, chè xanh Rizoté Thái Nguyên đạt giải Bạc, chè đen Carosa Tây Côn Lĩnh đạt giải Đồng, chè đen Latchi Tây Côn Lĩnh đạt giải Gourmet… Đáng chú ý, bà Barbara Dufrene, nguyên thư ký Ủy ban Chè của Liên minh châu Âu, hiện phụ trách công tác truyền thông và kiểm định chất lượng chè nhập khẩu vào EU đánh giá: “Tôi nghĩ rằng, các bạn có nguồn chè khá lớn và một phần trong đó dành cho xuất khẩu. Các bạn đã có một số sáng kiến thực sự nhằm quảng bá giá trị các sản phẩm chè chất lượng cao, nguyên gốc, các sản phẩm chè của các địa phương”.

Uống trà cùng ai? ảnh 5

Bà Barbara Dufrene nhấn mạnh: “Miền Bắc Việt Nam nằm trong khu vực mà chúng tôi gọi là vùng tam giác vàng, cái nôi của chè. Tại đây có các sản phẩm chất lượng, những sản phẩm bắt đầu được đưa vào thị trường châu Âu mà chúng tôi đánh giá rất cao”.

Bà Carine Baudry, chuyên gia chè hàng đầu của Pháp nhận xét: “Vùng núi phía Bắc Việt Nam là vùng đất đặc biệt đề trồng chè, kỹ thuật trồng và chăm sóc chè tại đây đang ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, công tác tìm kiếm, khám phá các loại chè, các vùng đất trồng mới, phối hợp với các trang trại chè đang được thực hiện khá tốt”.

Nói gì bên chén trà đầu năm?

Rõ ràng, trà đã chiếm một vị trí không nhỏ trong đời sống, tinh thần và ký ức người Việt. Xưa, trà xuất hiện ở khắp các tầng lớp xã hội, dù là tầng lớp quý tộc: vua quan; thương nhân, trí thức hay bình dân.

Cuộc sống hiện đại, trà vẫn không hề vắng bóng. Nhiều người Việt có thói quen uống trà hằng ngày. Trà đá vỉa hè Hà Nội với những chiếc ghế nhựa xanh đỏ, gặp gỡ bạn bè râm ran trò chuyện đã trở thành đặc trưng. Sau mỗi bữa cơm, các gia đình thường pha một ấm trà nhâm nhi cùng những chiếc kẹo dồi, kẹo lạc. Ở công sở, trà thường xuất hiện trong các cuộc họp, gặp gỡ đối tác hoặc sau giờ nghỉ trưa…

Uống trà cùng ai? ảnh 6

Nhưng chắc chắn không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi người, trong nghi lễ ăn hỏi và cưới xin phải có trà; đến đình, chùa... dâng trà lên Thánh, Phật; dịp đầu năm mới, pha ấm trà dâng Tổ tiên…

Một tín hiệu đáng mừng, không bó hẹp phạm vi trong nước, trà Việt hiện nay không chỉ chinh phục được bạn bè quốc tế tại các nước Nhật Bản, Canada, Pháp, Đức... ưa chuộng mà Việt kiều Mỹ cũng dành sự ưu ái đặc biệt cho sản phẩm trà quê hương.

Nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn cho rằng, đầu năm mới, dù ở bất cứ nơi đâu, mỗi người hãy gạt đi những lo toan phiền muộn, khi lòng thanh thản pha trà mới ngon. Như trong tiết trời mùa xuân rộn ràng, mỗi người hãy pha trà với niềm hân hoan để cảm nhận niềm hạnh phúc hiện hữu ngay bên mình.

Trà như là chất dẫn, bên chén trà, nỗi buồn và khúc mắc đều tan biến, người ta có thể chia sẻ với nhau những niềm vui. Người Việt vẫn giữ thói quen, những gì ngon nhất đều để dành đến Tết. Vì thế, Tết đến xuân về, mọi lời tốt đẹp nhất cũng được nói với nhau: lời chúc sức khỏe, chúc năm 2019 “An khang thịnh vượng”, “Vạn sự như ý”…

Với Cao Sơn, trà không chỉ đơn thuần là thức uống, trà quyện vào nếp sống của anh. Uống trà, tâm hồn anh lắng dịu, nhìn ra ý nghĩa cuộc sống từ những điều tưởng chừng nhỏ bé, giản dị. Ví như, từng sợi nước sôi rót xuống, những tôm trà đảo lộn, xoay vòng, ngụp lặn tựa mỗi con người đang loay hoay tìm cho mình một chỗ đứng trong cuộc sống này, tìm cho mình những mối quan hệ, tìm nghĩa tình, bạn tâm giao... Qua một khoảng thời gian, trà ngậm nước mà nở ra - như con người ta cùng trải qua nắng-mưa, sướng-khổ mà trưởng thành. “Nếu bạn may mắn gặp được thấu hiểu mình thì hãy quây quần bên nhau để sẻ chia ngọt đắng, vui buồn cuộc sống”...

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.