Văn hóa nâng bước Việt Nam trên đường hội nhập quốc tế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nền văn hóa Việt Nam đã chuyển biến mạnh mẽ, có những đóng góp tích cực, quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước trong thời đại mới.
 Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Cộng hòa Italia Sergio Mattarella thưởng thức màn trình diễn nhạc cụ dân tộc của Việt Nam Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Cộng hòa Italia Sergio Mattarella thưởng thức màn trình diễn nhạc cụ dân tộc của Việt Nam Ảnh: TTXVN

Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, đang đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Bà Nguyễn Chung - Giám đốc Chương trình tiếng Việt thuộc Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á, Đại học Columbia (New York, Mỹ) - đánh giá bà ấn tượng với chủ trương của Đảng và Chính phủ Việt Nam đặt người dân vào vị trí trung tâm trong mọi đường lối phát triển, thể hiện nét độc đáo của văn hóa Việt Nam và chính đường lối này đã tạo ra sức mạnh nội sinh trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Chủ trương, chính sách ấy có một nội dung rất hay đó là "xây dựng tính cách người Việt Nam hiện đại". Bà Nguyễn Chung đánh giá đó là một ý tưởng, một quyết định rất cấp tiến vì trong khi chúng ta gìn giữ những nét văn hóa truyền thống dân tộc, thì cũng cần xây dựng những phẩm chất, tính cách mới, hiện đại, để phù hợp, thích ứng với xu thế phát triển và toàn cầu hóa hiện nay.

Theo học giả Mỹ, đặt người dân vào vị trí trung tâm của mọi đường lối phát triển không chỉ đơn thuần là chính sách mang lại sức mạnh nội sinh để phát triển và xây dựng đất nước, mà còn trở thành yếu tố chắp cánh cho Việt Nam trên con đường hội nhập với cộng đồng quốc tế, với tư cách là một thành viên năng động, tích cực, đầy trách nhiệm và sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước. Chủ trương này thể hiện rõ nét tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc. Việt Nam không chỉ bảo vệ lợi ích của người dân Việt Nam, mà còn hành động vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có việc bảo vệ quyền lợi của các quốc gia đang phát triển và gặp khó khăn. Việt Nam đã mang tinh thần hết sức nhân văn ấy chia sẻ và đóng góp tại các diễn đàn quốc tế, được bạn bè thế giới ghi nhận và tôn trọng.

Đánh giá cao chủ trương lấy người dân làm trung tâm trong mọi đường lối phát triển đất nước của Đảng và Chính phủ Việt Nam, bà Nguyễn Chung cũng cho rằng mỗi người sinh ra đều có cội có nguồn, mà con người lại chính là chủ thể của văn hóa. Văn hóa giống như ngọn đuốc soi rọi con đường phát triển của mỗi cá nhân, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tại Việt Nam trong những năm qua.

Học giả Mỹ đánh giá một trong những nét văn hóa đẹp nữa của người Việt đó là đức tính chăm chỉ, chịu thương chịu khó, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Phẩm chất này đã giúp ích rất nhiều trong quá trình cộng đồng người Việt hội nhập ở nước ngoài. Chúng ta có thể thấy rõ điều ấy trong đại dịch COVID-19, người Việt không chỉ giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần "lá lành đùm lá rách", mà còn hỗ trợ các cộng đồng khác, từ điều nhỏ nhất như tặng chiếc khẩu trang y tế, cho tới giúp đỡ về lương thực thực phẩm và động viên tinh thần. Nét đặc sắc mang đậm chất văn hóa Việt, tính cách con người Việt này đã giúp cộng đồng người Việt có thể nhanh chóng hội nhập, đồng thời có nhiều đóng góp và phát triển tại Mỹ.

Bên cạnh đó, là một trong những quốc gia bị tàn phá nặng nề nhất bởi chiến tranh, song khi hội nhập quốc tế, người Việt Nam đã thể hiện tính cách vị tha, nhân ái, bao dung. Bà Nguyễn Chung đánh giá cao chủ trương gác lại quá khứ để mở ra một trang sử mới trong quan hệ giữa giữa Việt Nam với Mỹ, cũng như với cộng đồng quốc tế. Chính phẩm chất nhân hậu, sẵn sàng mở lòng để cùng nhau hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn, đã góp phần "nâng đôi cánh" Việt Nam trên con đường hội nhập. Đó chính là nét đẹp, là sức mạnh nội sinh của văn hóa Việt Nam.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.